Inrasara: Phê bình phê bình 3. Từ ảo tưởng của nhà thơ đến thất thố của người làm phê bình

Bài trao đổi “Phê bình phê bình” đăng 3 kì trên báo Nhân dân cuối tuần, từ ngày 27-4-2013

1. Sự lạc điệu mang tính mĩ học

2. Một cách nhìn khác về thơ Hoàng Hưng hay Phê bình ‘đi vào trong’ hệ mĩ học sáng tác

3. Từ ảo tưởng của nhà thơ đến thất thố của người làm phê bình

 

1. Từ “Hội thảo thơ Mai Văn Phấn & Đồng Đức Bốn” tại Hải Phòng ngày 15-5-2011 đến Tọa đàm khoa học: “Thơ Việt Nam hiện đại và Nguyễn Quang Thiều” ngày 28-6-2012 tại Viện Văn học – Hà Nội, có khoảng cách hơn một năm. Hai hội thảo được cho là có thế giá nhất về nhà thơ đang sống. Thế nhưng nhìn lại, sự tiến bộ của các tham luận dường như rất ít. Tham luận lặp lại luận điểm cũ, và không gì thêm; tham luận với luận điểm nhập nhằng, đi hàng hai hàng ba như thể chuẩn bị cho đường lùi, khi hữu sự; tham luận ca ngợi lấy được mà bất cần luận chứng; tham luận chỉ nêu vài ý kiến nhỏ lẻ, không đáng là tham luận cho một hội thảo; thậm chí ở đó tồn tại cả tham luận lạc đề…

 

2. Với Nguyễn Quang Thiều, lối ứng xử của ta cũng không khác mấy. Có nhà phê bình chẳng ngần ngại nhét vào tay anh “lá cờ đầu” cách tân thơ, trong khi chưa có cái nhìn toàn cảnh chuyển động thơ Việt Nam hiện đại và đương đại. Bởi, đi trước Nguyễn Quang Thiều một bước, vài nhà thơ “thời chống Mỹ” đã biết làm khác. Hay trước anh vài ba năm và đồng thời với anh, đã nhiều “cách tân” khá thành công rồi (xem thêm: Inrasara, “Thơ Việt thời đổi mới, hành trình chuyển một hướng say”). Đó là nhìn từ chiều đồng đại, ở hướng lịch đại, nhóm Nhân văn – Giai phẩm và nhóm Sáng Tạo đã làm mới thơ Việt từ rất sớm.

Dẫu sao đi nữa, đồng tình hay không, thơ Nguyễn Quang Thiều vẫn có hấp lực nhất định. Nhịp thơ chẳng hạn. Ở thơ cổ điển, điều tối kị là rườm lời (có, nhưng rất ít, và không tiêu biểu), thơ hiện đại thì khác. Có thể “thiếu từ” như Trúc Thông:

buổi sáng nguyên/ tâm hồn nguyên/ bạn hiền in nét

lúc

không giọt cà phê đậm/ làu khói thuốc/ sáng – tâm hồn con gái sắp lên hai

… lẳng lặng mũi tên xuyên/ ba chàng trai đã sống trên đời/ nửa thế kỉ/ ba phương trời (“Gởi bạn”, Ma-ra-tông, NXB Văn học, H., 1993)

Sự “thiếu” tạo nên chông chênh của nhịp thơ. Cái hay của thơ Trúc Thông là cái hay “thiếu”, Thiều thì ngược lại, cái hay của sự “thừa”.

Những chiều xa quê tôi mong dòng sông dâng lên ngang trời cho tôi được nhìn thấy/ Cho hai hốc mắt tôi như hai ổ cá bống được giàn giụa nước mưa sông” (Sự mất ngủ của lửa, NXB Lao động, 1992)

Nhiều chữ có thể được lược bớt cho tươm tất hơn, mà đoạn thơ vẫn trọn vẹn ý nghĩa. Nhưng sự thừa này góp phần không nhỏ tạo nên nhịp điệu của thơ Nguyễn Quang Thiều. Mà thơ hiện đại, nhịp điệu (rhythm) nội tại mang tính quyết định, chứ không phải vần. Bởi, nói như Ch. Hartman: “Nhịp điệu đóng góp toàn bộ ý nghĩa của bài thơ, và phép làm thơ là chuyển nó trở thành ý nghĩa”.

Thơ Nguyễn Quang Thiều, nhịp điệu chỉ là một yếu tố. Đậm nổi hơn, chính là thi ảnh và cách nói. Một cách nói, theo Anh Chi nhận định: “nhiều khi chỉ để làm ra một thứ thơ khác lạ”, cho nên nó “chưa vào được người đọc”. Đó là do người phê bình đứng ở hệ mĩ học cổ điển và lãng mạn, mà nhìn. Tôi ngược lại, chính Sự mất ngủ của lửa (cùng Những người đàn bà gánh nước sông sau đó) đã làm nên tên tuổi Nguyễn Quang Thiều.

 

3. Tôi đã một lần chỉ ra thơ Nguyễn Quang Thiều không là và không thể hậu hiện đại. Ở đây xin không lặp lại, mà chỉ nhấn vào người làm phê bình thơ anh. Khi chưa có cái nhìn tổng quan thơ Việt đương đại, việc nhét vào tay nhà thơ này “lá cờ đầu” cách tân thơ Việt là thất thố. Càng thất thố hơn, khi có vài nhà phê bình trong tham luận đã định danh thơ Nguyễn Quang Thiều hậu hiện đại. Người đọc dễ nhất trí với Anh Chi, khi anh phê phán lối phê bình bình và tán mơ hồ đầy hàm hồ về thơ Nguyễn Quang Thiều. Hàm hồ và sai trật về Nguyễn Quang Thiều hậu hiện đại thì rõ rồi, ngay khi lên tiếng tán tụng thơ Nguyễn Quang Thiều giai đoạn đầu, nhiều người cũng cứ mơ hồ. Do đặc trưng thể loại, từ ẩn dụ cho đến lạ hóa các thứ… thơ có thể “mơ hồ”, nhưng nhà phê bình khi đưa ra bộ mã để giải mã đối tương kia, thì cần đến sự rành mạch trong lập luận, rõ ràng trong luận điểm, và cụ thể trong dẫn luận. Ở đây thì không. Các nhà phê bình ta cứ khơi khơi tán tụng, đến đọc hết bài phê bình, người đọc vẫn không biết thơ kia độc đáo ở đâu. Lẽ nào các bài phê bình cần đến một bộ giải mã khác nữa!?

Từ Hồ Thế Hà nhà phê bình [thường được cho là] lí tính cho đến Mai Văn Phấn nhà thơ cảm tính “có thể cảm nhận được cả hơi thở nóng bỏng, sự khắc nghiệt đến kinh hoàng của đời sống trên da thịt”, ta cứ mơ hồ. Đó là căn bệnh phê bình bình và tán.

Thế nhưng, ngay cả khi Anh Chi nói có dẫn luận, anh vẫn cứ thiên lệch, một thiên lệch mang tính mĩ học. Trích dẫn Nguyễn Quang Thiều: “Mưa vẫn xối như máu không sao cầm được/ Nước đã dâng lên ngập đôi giày của cô/ Cô vẫn đứng lặng im như không có ai đứng đó/ Hơi nước từ người cô bốc lên ngùn ngụt/ Cô là một đám cháy trong mưa/ Cô đứng đó, cây khô đứng đó/ Một sự sống lặng cầm dưới những đám mây mang theo cái chết, bên cạnh một cái chết thét gào đòi được phục sinh”, Anh Chi đặt câu hỏi: “Ở xứ sở nào mà mưa xối như máu? Người đàn bà dân tộc nào mà là một đám cháy trong mưa, vừa là đám cháy vừa như cây khô đứng đó, lại là một sự sống lặng câm dưới những đám mây mang theo cái chết?”. Đó là câu hỏi đúng, nhưng chỉ đúng với mĩ học hiện thực. Bởi có những hiện thực vượt ra ngoài cái “giống thực”, một hiện thực phi thực và siêu thực. Nó không cần đến “mẫu gốc” nào bất kì để quy chiếu. Một nhà phê bình siêu thực không hỏi tại sao cành cây, núi, đồng hồ… phi thực như thế trong Sự bền lâu của trí nhớ của S. Dali, họ cũng không hỏi tìm đâu ra mẫu gốc cô gái ở họa phẩm Mặt trời đỏ của M. Chagall nữa.

Còn khi Anh Chi giả thiết nên chăng “các nhà nghiên cứu đồng chí hướng giải mã thơ Nguyễn Quang Thiều để người đọc hiểu và cảm động [Inrasara nhấn mạnh]”, là anh chuyển sang lãnh địa lãng mạn để bình luận rồi. Thơ nhà thơ này dù vẫn còn khá cũ, nhưng cũng đã bước qua thời lãng mạn rồi. Đoạn thơ trên hình thành từ liên tưởng và tưởng tượng ít nhiều siêu thực có nhuốm màu hiện thực huyền ảo Mỹ La-tinh, như chính Anh Chi đã cảm nhận (“Riêng chúng tôi thấy, đoạn thơ trên của Nguyễn Quang Thiều dường như là một đoạn dịch từ một tác phẩm văn xuôi thuộc dòng hiện thực huyền ảo Mỹ La-tinh”). Đoạn thơ trên trích từ “Khúc 7” trong 19 khúc của bài thơ dài: Nhân chứng của một cái chết. Bài thơ còn cư trú ở ngưỡng [tiền] hiện đại, chứ chưa thật sự hiện đại như Hoàng Hưng. Muốn biết bài thơ kia có chuyên chở thông điệp nào không, và tầm thông điệp lớn bé tới đâu, thì cần đến thao tác khác nữa. Dĩ nhiên không có tác phẩm nghệ thuật nào chối bỏ sự “hiểu” và “cảm” của người đọc, nhưng ở đây tác phẩm cư trú trong chân trời mĩ học ít được phổ cập ở Việt Nam, mà biên độ của hiểu và cảm đã mở rộng rất nhiều. Nhà phê bình cần đi vào hệ mĩ học của chính nó, để nhận thấy cái hay, cái dở của nó.

 

4. Trở lại chức năng của phê bình văn học, phát hiện ra cái đẹp và quy phạm hóa cái đẹp, thời gian qua, các nhà phê bình đã làm được phần việc của mình. Hoài Thanh đã quy phạm hóa cái đẹp của Thơ Mới, cái quy phạm từng chi phối quan điểm và phương pháp phê bình của nhiều nhà phê bình đi sau: cái đẹp lãng mạn. Rằng thơ thì phải có chất thơ, có hồn, nghĩa là nó gây được cảm xúc nơi người đọc. Thời gian qua, quy phạm đó ít nhiều bị phủ định. Cái đẹp của thơ hôm nay được phát hiện và quy phạm hóa khác: cái đẹp hiện đại, và cả hậu hiện đại (xem thêm: Inrasara, “Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại”). Con người không chỉ thuần lí trí (hiểu) và tình cảm (xúc động) mà còn bao gồm cả đời sống bản năng lẫn tâm linh; hiện thực không chỉ là cái thấy được, cảm được mà còn có cả phần ẩn chìm nơi góc khuất của tiềm thức lẫn vô thức.

Trên nền hiện thực mới, xuất phát từ cảm thức khác, nhà thơ có lối nghĩ khác, cách thể hiện và cách nói khác, và dĩ nhiên – cần đến ngôn từ khác. Ngôn ngữ là vốn chung dân tộc, mỗi nhà thơ – bằng tài năng sáng tạo của mình – làm khác bằng cách ghi dấu ấn của mình lên thứ ngôn ngữ chung đó. Chính sự khác này làm giàu sang ngôn ngữ dân tộc, và nền văn học dân tộc.

Hành trình sáng tạo là hành trình của tiếp nhận, chối bỏ, tìm tòi và thể nghiệm. Chối bỏ ở đây không phải là “chôn”, “đưa tang” hay vứt đi mà là, tiếp nhận, tìm tòi và chuyển hướng sáng tạo. Hành trình này xảy ra giữa các thế hệ, trong một thời kì, thậm chí nơi mỗi nghệ sĩ. Có nhà thơ chẳng những thay đổi phong cách tác phẩm mà còn thay đổi cả hệ mĩ học sáng tác.

 

Baigor, 13-4-2013

 

 

2 thoughts on “Inrasara: Phê bình phê bình 3. Từ ảo tưởng của nhà thơ đến thất thố của người làm phê bình

  1. If there is in unison thing, you should be doing looking for yourself in fairness in this day – get as much stop over the extent of yourself as you can. Cafe terrace at night essay. This means contacting a skilful her response theme utility to improve you with your papers. Sun ra interviews and essays. This is about doing yourself a favor and letting us do the between engagements in favour of you while you join in assist and relax.

  2. Our seek is to provender you with the simplest method of downloading the newest versions of the kindest software – without the usual site web unjustifiable popups or spyware and without the offensive supremacy software. Agricultural biotechnology h d kumar pdf. Only the wealthiest software, we nave on rank not quantity. We keep the old versions of programs, so if you update and don’t like the recent reading, you can as a last resort reimbursement to the outdated one. Jailbreak for iPhone 3G, 3GS AND 4.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *