Inrasara & Apsara Vũ nữ Cham 02

1. MÚA CHĂM

(trích)

Múa là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm. Múa gắn liền với các lễ hội như Rija Nưgar, Kate, Rija Praung… ở làng hay trên tháp. Đó là các dịp mà người Chăm thể hiện sự tưởng nhớ của mình đối với những người có công xây dựng đất nước, hay sự sùng bái một/ một vài  vị vua được thần hóa. Đi kèm với múa là các nhạc cụ dân tộc truyền thống như: trống ginơng, trống baranưng, ceng (chiêng), kèn xaranai, grong (lục lạc), đàn kanhi. Phổ biến hơn cả là bộ ba ginơng, baranưng và xaranai, trong đó chủ đạo vẫn là ginơng, vì chúng có âm vang mạnh mẽ, hùng hồn rất phù hợp trong dịp lễ hội cũng như cũng phản ánh được tính cách Chăm.

Có thể phân múa Chăm làm hai loại:

Múa dân gian

Tên gọi các điệu múa Chăm cũng là tên được đặt cho điệu trống ginơng. Có thể kể vài điệu múa tiêu biểu: Biyen, Tiaung (bắt chước dáng con công, trĩ), Patra (hoàng tử), Wah gaiy (chèo ghe), Kamơng, Mrai

Múa cung đình

Đây là tên được nghệ sĩ nhân dân Đặng Hùng đặt cho các điệu múa ông biên đạo và dàn dựng cho Đoàn ca múa Thuận Hải thời kì ông làm trưởng đoàn. Lấy cảm hứng từ các thao tác của những tác phẩm điêu khắc Champa xưa, ông “giải mã” chúng, rút tỉa tổng hợp được tám thế tay và bốn thế chân, bên cạnh kết hợp với vài thao tác múa dân gian để thành Múa cung đình Chăm. Các tác phẩm tiêu biểu của Đặng Hùng: Ước mơ (1981), Khát vọng (1985) và Niềm tin (1989). Sau này, nghệ sĩ Thu Vân trên cơ sở đó cũng có tác phẩm Huyền thoại Bhagavati. Các điệu múa này nhiều lần được biểu diễn ở nước ngoài. Bên cạnh vài phản ứng tiêu cực từ phía nhân dân Chăm, như cho các con em Chăm ăn mặc theo “kiểu Apsara” lên biểu diễn tại sân khấu thôn quê, gây phản cảm; còn thì các điệu múa mới mẻ nay đều nhận được sự tán thưởng xứng đáng.

(The Guide Vietnam Economic Times, Almanac 2005; tạp chí Tia sáng, số 19, 5-10-2006, in lại trong Văn hóa Xã hội Chăm, nghiên cứu và đối thoại, NXB Khoa học Xã hội, 2011, tr. 335-339)

 

2. Trong Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu & đối thoại, tôi đã một lần nêu ý kiến về điệu múa này: “Múa Khát vọng của Đặng Hùng chẳng hạn, có lẽ là điệu múa bị phản ứng quyết liệt nhất. Nhưng công bằng mà xét, đó là một sáng tạo độc đáo, hay, đẹp. Không hay, đẹp là lỗi ở kẻ tài hèn trí mọn học mót ông chưa đến nơi đến chốn. Từ đó làm bậy: đưa chính con em nhà quê ăn mặc “kiểu Apsara” lên múa, và múa ngay tại làng quê Chăm”. Nhưng bốn năm sau, sự thể buộc tôi phải suy nghĩ lại: Đây đã là chuyện xảy ra thường ngày ở làng Chăm trong các dịp lễ hội, văn nghệ từ chục năm qua. Thế hệ trẻ Chăm hôm nay tự nguyện dựng tiết mục, trình diễn và không phải là không yêu thích nó! Ý kiến của Nguyễn Văn Tỷ trên Tagalau 7 (chống lại vũ điệu này), Ban biên tập nhận được các phản hồi không đồng thuận từ giới trí thức. Ý chính của các trí thức trẻ này là: Nếu nó là tác phẩm nghệ thuật, tại sao bà con Chăm ở quê không được quyền thưởng thức? Tại sao thiếu nữ Chăm không được quyền thể hiện nó trên sân khấu quê nhà?

(trong Tagalau 8, in lại trong Văn hóa Xã hội Chăm, nghiên cứu và đối thoại, NXB Khoa học Xã hội, 2011, tr. 386)

 

3. Bản năng múa nơi người nữ Chăm thì miễn bàn. Hết sẩy! Múa là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm. Múa gắn liền với các lễ hội như Rija Nưgar, Kate, Rija Praung, trong nhà, giữa làng hay trên tháp. Kèm với múa là nhạc: trống đôi ginơng, trống baranưng, ceng chiêng, kèn xaranai, đàn kanhi, grong lục lạc. Ở đó bộ ba ginơng – baranưng – xaranai, ginơng là chủ đạo.

Chính điệu trống ginơng được Chăm dùng đặt tên cho các điệu múa. Bảy mươi hai điệu cả thảy: Biyen, Tiaung Công, Trĩ, Patra Hoàng tử, Wah gaiy Chèo ghe, Kamơng, Mrai,… Đủ loại, từ Múa quạt Tamia tadik, Múa đội lu Tamia đwa buk, Múa đội cỗ bồng trầu Tamia đwa thong hala trong lễ dâng nước thánh trên tháp được kết hợp với thao tác đội nước trong sinh hoạt ngày thường, mà thành. Từ Múa khăn Tamia tanhiak uyển chuyển đến Múa kiếm Tamia carit, Múa roi hay Múa đạp lửa Tamia jwak apwei mạnh mẽ, dứt khoát. Rồi Múa chèo ghe Wah gaiy, và cả Múa âm dương Tamia klai kluk nữa! Tamia klai kluk, là múa âm dương. Ai đời dịch như thế kia chứ! Đây là loại múa giao hòa vũ trụ đã thất truyền, chỉ dân Bính Nghĩa còn vui vẻ lưu giữ. Người múa nam với khúc gỗ được đẽo như hình dương vật, múa dẫn đường, sau đó là các cặp nam nữ khác, lắc mông bên này bên kia, trước và sau. Vui nhộn đầy dục lạc và linh thánh. Khán giả cả bà già con nít đứng xung quanh a… hei, a… hei hoan hô.

 

Katê 2008. Dưới góc hai cây me tàn lá xum xuê nhà Trà Vigia, Dư Thị Hoàn khoe với mọi người xung quanh về khám phá của mình:

– Mình thấy lạ lắm các bạn à, quý ông Chăm hầu hết đều biết làm thơ, còn quý bà thì múa. Nghe, tôi ngạc nhiên. Lâu nay là hát chứ phải thơ đâu. Ai đã nổi hứng thay ghế ngồi kia chứ? Nhưng nhìn qua ngó lại, cả sáu ông ngồi lai rai kia đều làm thơ. Tôi với Trà: làm thơ. Lộ Trung Thiện hay Kay Amưh có thơ đăng báo. Nguyễn Văn Tỷ thi sĩ một bài, bà con đầu thôn cuối xóm thuộc nhưng không biết ai tác giả. Ở đây, mỗi Chế Viên là không, nhưng anh biết hát. Rất cừ.

Xã hội ai cũng làm thơ chỉ có nước đi ăn mày. Đó là hiện tượng mới nảy chục năm nay thôi, chứ trước đó, Chăm hát. Xong buổi cày, hát. Đang ngồi khung dệt, ngưng tay, hát. Hát trên cánh đồng, nương rẫy, sân khấu nhà quê, hội trường và cả phòng trà đèn màu nghịt người. Khổ nhiều rồi, hát để giải tỏa nỗi niềm, thăng hoa tinh thần. Cộng đồng nhỏ bé mà đẻ được nhạc sĩ Từ Công Phụng, ca sĩ-nhạc sĩ Chế Linh, không là bí ẩn sao? Đó là chưa nói đến giọng hát trời cho Đàng Năng Quạ, Trà Vigia đã bị chủ nhân của nó chôn vùi vào nỗi buồn bí ẩn. Rồi cả tiếng thơ của bao nhiêu thi sĩ vô danh nữa.

Vô danh như bao nhiêu người nữ nghệ sĩ múa vô danh. Bà Sạn, bà Mỡ, bà Trụ, hay Yến Vân, Trưng, Tiến, Dẫn thì khỏi nói rồi, họ quá nổi tiếng trong cộng đồng. Cả bà Piên vũ sư chuyên trị các lễ Rija cũng thế. Đến em gái tôi, chưa hề bước lên sân khấu dù nhà quê, chưa hề múa tập thể lớp, chưa hề “múa lén” sau bếp, vậy mà bất ngờ ở tuổi bốn mươi, vào thế kẹt, khi chủ họ buộc lên chức Muk Rija Vũ sư, đã múa như một nghệ sĩ chính hiệu. Múa ăn vào máu thịt người nữ Chăm từ trong bụng mẹ khi mẹ múa, thấm đẫm vào da xương khi chập chững đi xem múa lễ, trở thành bản năng nghệ thuật khi họ đóng cửa tập một mình hay tập nhóm. Họ múa, hứng khởi và đầy tràn sáng tạo.

Cứ nhìn tháp Chàm so với tháp Khmer, Thái hay Lào cũng thấy. Nhìn Chăm biến nét chữ Sanskrit thành akhar thrah hôm nay cũng đủ hiểu. Đích thị nòi sáng tạo, phá cách. Ông Phan Lạc Tuyên nhận định Chăm quen đội nên dáng đi của người nữ Chăm thẳng và rất đẹp; nhưng bên cạnh không ít người Chăm do thiếu canci cứ đi khòm. Đàng Năng Quạ bảo múa truyền thống Chăm không đưa tay quá vai hở nách, không ít học sinh ông tùy nghi phá cách. Động tác chân trong múa Chăm rất nhẹ, nhẹ và ngắn, vậy mà bà con làng Thành Ý Tabơng vẫn bước dài lẫn nhún nhảy không phải là không đẹp. Rồi lối múa trống Baranưng của quý ông vài thập niên qua nữa, tập tục có dạy thế đâu, nhưng riết rồi nó đã thành truyền thống không kém đậm đà.

Tội hơn cả là Múa cung đình do Đặng Hùng đặt cho các điệu múa ông biên đạo và dàn dựng cho Đoàn ca múa Thuận Hải thuở ông trưởng đoàn. Lấy cảm hứng từ các thao tác của tác phẩm điêu khắc Champa xưa, ông “giải mã” chúng, rút tỉa và tổng hợp được tám thế tay và bốn thế chân, bên cạnh kết hợp với vài điệu múa dân gian để thành “Múa cung đình” Chăm. Khát vọng, Ước mơ, Niềm tin được đưa lên sân khấu, chiếu trên màn ảnh nhỏ. Từng gặp bao phản ứng, cả rủa sả nữa, nhưng rồi nó nghiễm nhiên trở thành món đặc sản múa Chăm. Chăm tiếp thu và sáng tạo nó còn nhuyễn hơn cả các nghệ sĩ múa chuyên nghiệp ở Sài Gòn nữa là.

Khi nghe tin ông Vũ Ngọc Liễn “nào đó” vượt đại dương lặn lội moi về “Điệu múa Chàm lưu lạc trên đất Nhật” có tên “Long vương vũ” hay “Long vương”, “Lăng vương”, “La lăng vương” gì gì đó, rồi viết bài cho thằng Trạm mát đăng ở Tagalau 9, chị em Chăm háo hức thèm biết nó quá. Ồ, có ai dạy mình múa nó nhỉ! Chẳng phải là một bí ẩn khác ư?

Dẫu không là tín đồ racialism, nhưng Trần Wũ Khang đã nổ rất to rằng: Quý ông không biết hát thì còn xét lại lí lịch, chứ người nữ mà không biết múa dứt khoát không là Chăm rồi.

(Hàng mã kí ức, NXB Văn học, 2011)

 

16 thoughts on “Inrasara & Apsara Vũ nữ Cham 02

  1. Đoạn hay!
    Cứ nhìn tháp Chàm so với tháp Khmer, Thái hay Lào cũng thấy. Nhìn Chăm biến nét chữ Sanskrit thành akhar thrah hôm nay cũng đủ hiểu. Đích thị nòi sáng tạo, phá cách. Ông Phan Lạc Tuyên nhận định Chăm quen đội nên dáng đi của người nữ Chăm thẳng và rất đẹp; nhưng bên cạnh không ít người Chăm do thiếu canci cứ đi khòm. Đàng Năng Quạ bảo múa truyền thống Chăm không đưa tay quá vai hở nách, không ít học sinh ông tùy nghi phá cách. Động tác chân trong múa Chăm rất nhẹ, nhẹ và ngắn, vậy mà bà con làng Thành Ý Pabơng vẫn bước dài lẫn nhún nhảy không phải là không đẹp. Rồi lối múa trống Baranưng của quý ông vài thập niên qua nữa, tập tục có dạy thế đâu, nhưng riết rồi nó đã thành truyền thống không kém đậm đà.

  2. Thử góp ý về vũ điệu Apsara Champa
    Phê phán vũ điệu Apsara Champa trình diễn tren sân khấu,ta nên đứng trên khía cạnh nghệ thuật thẩm mỹ mà phân tích thì thích hợp hơn. Đứng trên phương diện Văn hóa mà bàn thì sẽ vô cùng tận… Một sáng tác nghệ thuật nếu đạt được đỉnh cao về thẩm mỹ là thành công. Cứ đi dạo một vòng ở Trung tâm thành phố Paris Pháp Quốc, dọc theo bờ sông Seine, khu Tháp Eiffel, khu Khải Hoàng Môn [Arc de Triomphe], Đại lộ Champs-Elysees kẻ cả Lâu đài Versailles, đi đâu cũng nhan nhản lồ lộ các pho tượng Nam Nữ trần truồng hoàn toàn mà đẹp vô cùng tận, có ai nghĩ chúng “khiêu dâm lõa thể đâu”!Các cô gái dự thi Hoa Hậu hoàn vũ mặc những chiếc áo Bikini đẻ trình diễn thân hịnh đẹp trước Ban Giám khảo, có ai bảo các nàng “khiểu dâm lõa thể đâu!
    Nói tóm lại, một sáng tác nghệ thuật trình diễn sân khấu, nếu đạt được đỉnh cao mỹ thuật, thì đươc hoan nghênh ngay theo trình độ nhận thức của khán giả.
    Riêng vũ điệu Apsara Champa, nếu hoàn chỉnh, đem trình diễn cho khán giả Pháp tại Paris [là thành phần nhận thức bén nhạy và thoáng] thì họ hoan nghênh ngay. Nếu đem trình diễn cho khán giả có nhận thức ít thoáng hơn, thì đạo diễn nên tế nhị hơn: đừng cho phô trương quá đáng nét đep thân thể của vũ nữ.
    Để kết, Vũ điệu Apsara là Vũ điệu cung đình Vương triêu Champa xưa, hiện nay, không ai nắm rõ nguyên thủy của nó cho nên trong chừng mực nào đó, người ta sáng tạo ra vũ điệu dựa trên các bức tượng Apsara Champa còn sống sót lại mà thôi. Yêu cầu các đạo diễn Vũ Apsara Champa cần cẩn trọng trong sáng tác, làm sao cho khán giả xem diễn chấp nhận được. Khi khán giả hoan nghênh là vũ điệu đạt rồi đó.
    Cũng xin nói thêm: Vương quốc Champa xưa chịu ảnh hưởng Văn hóa Ấn Độ, nếu người xưa có xu thế tôn vinh vẽ đẹp của cơ thể Con Ngươi cũng là chuyện bình thường vì ngay kinh VỆ ĐÀ của Án Độ xưa có nhiều đoạn ngợi ca vẽ đẹp cơ thể Con Người cùng đề cao thân xác Con Người bao gồ luôn cả các bộ phận sinh dục được xem như các nhân tố thiêng liêng của mọi Sáng Tạo. Cho nên trong Van hóa Đòi Sống Champa luôn hiện diện những hình tượng cụ thể như Linga, Yoni, như Tamia Klai Kluk vv…

  3. Ông Lưu Quang Sáng thân mến!
    Vũ điệu Apsara Champa chỉ phục vụ múa cung đình chỉ phục vụ cho vúa chúa Chămpa xem, vả lại chúng ta nhìn kĩ vũ nữ Apsara Chăm có mặc áo, chứ không kg phải chỉ mặc áo hở hang như NSND Đăng Hùng sáng tác sân khấu hóa Vũ điệu Apsara như hiện nay. Ông đã hiểu sai vấn đề. Vũ điệu Apsara của Chămpa ảnh hưởng Văn hóa Đông nhưng ông lại so sanh văn hóa phương Tây, cuộc thi hoa hậu vv, là chưa chuẩn. Mong ông xem lại.

  4. Dưới con mắt của giới chuyên môn về nghệ thuật văn hóa thì chắc rằng họ cảm nhận rất khó chịu khi xem qua hình ảnh phiến diện về sắc phục. Ngược lại, với con mắt của những khán giả bình thường yêu văn nghệ khi họ xem qua một hình ảnh khiêm tốn về sắc phục thì họ cảm thấy rất là cảm hứng. Dưới con mắt của người dâm tà thi họ mở to con mắt để mà xem.

    Còn ông LQS, nhìn nhận theo cảm tính, nên sai cả về nghệ thuật và địa lý khi so sánh với nghệ thuật với cuộc thi hoa hậu.

  5. Ông LQS so sánh hai nghệ thuật khác nhau, là muốn nói về nghệ thuật – so sánh ng thuật này và ng thuật nọ = là cần thiết.
    Bây giờ đã toàn cầu hóa, so sánh nhiều nền văn hóa khác nhau = cũng không có gì sai.
    Về điệu Apsara đang trình diễn, tui chả thấy có gì hở hang cả, nếu không thì nhà nước Việt Nam cấm rồi, đã có luật rồi mà.
    Các nghệ sĩ múa cũng rất thích nó, các cháu nhỏ cũng thích điệu này. Nếu hở hang thì chính họ phải xấu hổ trước, mà không đợi mấy trí thức “dâm tà” phê phán.

    Đồng ý với Champalaha: Con mắt dâm dục cứ mở to ra mà dòm thì thành dâm ô. Nhìn các cháu 12-14 tuổi múa mà nổi máu dâm đãng vậy thì hết nói!!!!

  6. Đã nói là ghệ thuật cung đình Chăm mà sao đem ra so sánh với cuộc thi hoa hậu còn cho là cần thiết?

    Chỉ có người mù hay tai điếc, mới cho con em cháu cha mình ăn mặc lộ liễu như vậy. các em nhỏ rất là vô tư, thích lên sân khấu biểu diễn cho cha ông cháu cha xem để hãnh diện với mọi người, sự vô tư của các em la như vậy, chưa hiểu biết về nghệ thuật. ai bảo sao làm vậy.

    Còn CQVN, Chăm xem, chưa khi nào đoàn vũ công VN mặc trang phục Apsara khiêu dâm biểu diễn cho công chúng xem như các em nhỏ Chăm 14 tuổi.

  7. Bạn Champahala hơi sai chỗ này: không phải các cháu, mà cả người lớn cũng múa Apsara. Có người 50 tuổi đã có 2-3 mặt con. Đâu có ai buộc họ. Nếu hở hang thì chính chồng con họ, cha mẹ họ lôi về đấy chứ phải hôn?
    Có người 30 tuổi, rồi có thế hệ 20, rồi 13-14… Toàn người có học hành hiểu biết cả. Chăm mình có ngu đâu!!!!

    So sánh với biểu diễn thời trang hay thi hoa hậu thì có “phô”xíu đấy, nhưng tại sao gọi là lộ liễu. Tôi thấy đẹp, nhiều người thấy đẹp… Ít nhất 4 thế hệ Chăm thấy đẹp.

  8. Biet da sai nhung van bien ho cho cai sai la khong tien bo. Chi co ban cam nhan, do la dep.
    Cham chua thay ai ngoai 30 hay ngoai 50 tuoi tro len mac trang phuc ho hang len san khau bieu dien bao gio. Neu co thi chi trong truong hop mac trang phuc ao dai Cham mua quat hay mua Doi Lu.

  9. Champahala LẠC HẬU TÌNH HÌNH DỄ SỢ. LẠC HẬU MÀ CÒN GÂN CỔ CÃI. Tui lấy ví dụ nè:
    – V và Tr. ở làng Mỹ Nghiệp múa apsara đến gần 50. Họ có chồng con rất đàng hoàng.
    – C ở Hậu Sanh hơn 30 tuổi vẫn múa apsara
    – Sani ở Phước Nhơn 39 tuổi múa apsarA cực kì đẹp, siêu hơn cả Thu Vân nữa
    – Hữu Đức 3 lứa tuổi khác nhau đều có múa apsara
    – Chị em Chăm ở Sài Gòn không ít người tuổi xấp xỉ 30 vẫn múa apsara
    Họ có hở hang đâu! Họ đàng hoàng hơn kẻ tự nhận trí thức chê họ lộ liễu. ĐÚNG LÀ ĐẦU ÓC DÂM ĐÃNG THÌ THẤY CÁI GÌ CŨNG ĐÂM Ô.

  10. Nhu vay la quan diem cua ban rat khac xa roi day! ban co the can doc va suy ngam lai dum chut nhe neu ban co thoi gian.

    1- Man vu cung Champa va cuoc thi hoa hau. Khong the dua ra so sanh voi nhau duoc?
    2- Cham tu tren 30 tro len, chua thay mac sac phcu ho hang de bieu dien tren san khau. Chi co cac em nho tu 12-14 tuoi la vo tu, ai bao sao thi lam vay.
    3- Du co, nhung chua thay co doan van cong chuyen nghiep nghe thuat san khau VN bieu dien, chi co Cham ma thoi. Neu co chi la Cham thoi. Do do, ban can nen xem lai lai.

    Ban co y tot cho Cham, va ca Champalaha cung vay. Neu cu dao sau vao su khac biet cua nhau la chi gay hieu lam cang lon. Cham kho day! nguoi thiet thoi nhat van la Cham, van la cac em nho vo tu.

  11. Bạn Champahala mến
    1/- Không phải là tôi đã so sánh múa Apsara và thi hoa hậu, mà là ông LQS. Và 1 bạn khác là KKK đồng ý. Tôi không có liên quan.

    2/- Bạn sai rất rõ ràng, sai chứ KHÔNG PHẢI KHÁC BIỆT (tôi và bạn không có gì phải đào sâu khác biệt để gây hiểu lầm cả).
    – Thứ nhất: Đoàn văn công VN (người Kinh) múa rất nhiều (bạn chưa nhưng thấy trên tivi chiếu đầy). Mời bạn ghé Mỹ Sơn, hay vài tụ điểm văn nghệ Sài Gòn…
    – Người Chăm trên 30 tuổi múa Apsara rất nhiều: hãy đến Đoàn nghệ thuật Ninh Thuận mà xem nhé. Năm nào cũng biểu diễn ở quê, tháng nào cũng biểu diễn ở Ninh Chữ. Không tin thì hỏi anh Đức (người Chăm ở Hữu Đức) trưởng đoàn.

    3/- Người Chăm múa là tốt cho Chăm chứ không hại gì cả. Lâu nay người Chăm chỉ múa dân gian thôi, từ năm 1980 ông Đặng Hùng làm ra “múa cung đình”, người Chăm thấy hay cho nên tiếp thu. Để rồi bây giờ điệu múa này thành truyền thống Chăm rồi. Lứa 50 múa, sau đó lứa 40 rồi 30 rồi bây giờ 12-13 tuổi múa thì đúng rồi.
    Còn nếu ai múa mà mặc áo HỞ HANG hử, Nhà nước phạt tiền đó. Nhà nước ra tiêu chuẩn cách ăn mặc theo pháp luật đó.

    Kết luận: bạn nhận thông tin sai, cho nên nhận định sai.

  12. Noi ve vu dieu Apsara,toi chi phan tich ve nhan thuc tham my lanh manh cua khan gia ma thoi,neu co dua ra vai vi du cot la de noi ro cu the ve tam thai nhan thuc tham my ma thoi,khong co y so sanh gi ca!

  13. Toi dong y voi Mang Nhai va CQVN, phai dua ra luat ro rang la phat tien nang de tranh tinh trang huy hoai net dep truyen thong cua dan toc Champa giup lam phong phu cho nen truyen thong dan toc VN noi chung.

    Hoc hoc van hoa ngoai lai ve sac phuc khieu dam dem ve ap dung cho cac em nho Cham la vo tinh giao duc cho cac em Cham hoc theo loi van minh nguy hiem.

    Toi dong y voi ong LQS ve phan tich thieu can trong khi so sanh dieu mua cung dinh Cham voi cuoc thi hoa dau la lac de lon. Mong rang lan sau ong can than trong hon. Do la THU NGO vo tinh tu lam hai Cham.

  14. ban Mang Nhai!

    Toi hieu sai ve ban, tai vi toi dua ra quan diem cua toi don gian chi la Mua cung dinh Cham khong the dem ra so sanh voi cuoc thi hoa hau duoc…

    Nhu vay, ca hai Toi va Ban deu chap nhan quan diem Mua cung dinh Cham la khong the dem ra so sanh voi cuoc thi hoa hau duoc. Vay moi la khoa hoc, co tinh nhan van de bao ve net dep truyen thong Cham. Cham nen tu hao ve truyen thong van hoa Cham la dieu tat nhien.

    Con may nguoi qua My, hoc doi dieu van minh khong dang co, de roi bat cac em nho Cham mac sac phuc khieu dam la Khung het ca roi.

  15. Phản hồi này Inrasara.com xin phép độc giả chuyển qua bài chính. Đwa karun!

Leave a Reply to Champalaha Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *