Ông không chia sẻ với nhà vật lý Stephen Hawking, khi Hawking cổ vũ loài người đi tìm một nơi ở mới để cứu vãn sự sống của mình trước sự cạn kiệt tài nguyên và hủy hoại môi trường. Trịnh Xuân Thuận không cho rằng đây là thời điểm loài người phải bỏ Trái đất, chiếc nôi đã tạo ra mình, mà phải cứu lấy nó như niềm hy vọng duy nhất cho sự trường tồn của con người và muôn loài sinh vật. Vả chăng, nếu tự bản thân con người không thay đổi cách ứng xử của chính mình với tự nhiên, thì những điều kiện hữu hạn cho sự sống tồn tại trong vũ trụ cũng sẽ bị lòng tham không đáy của con người hủy diệt.
Trò chuyện với Trịnh Xuân Thuận, người ta luôn có cảm giác rằng người đàn ông cao lớn, mực thước này đã vượt lên trên mọi tư duy thiển cận, ích kỷ, mọi xung đột vô nghĩa của con người để trở thành một công dân vũ trụ có trách nhiệm.
Hữu Long, tạp chí Tia sáng.
Mấy năm trước, em có đọc loáng thoáng phát biểu của nhà vật lý Stephen Hawking về chuyện loài người nên tìm cách chuyển lên hành tinh khác sống. Lúc đó em nghĩ chắc chỉ là một cách “nói khéo” của giáo sư Hawking, nhằm nhấn mạnh tầm nghiêm trọng của vấn đề tài nguyên và môi sinh trái đất thôi. Nếu GS, Hawking thực sự đề nghị giải pháp đó một cách nghiêm túc thì em hơi thất vọng. Liệu có thể đưa được bao nhiêu người trong số hơn 6 tỉ con người trên hành tinh ngày thoát khỏi con thuyền sắp đắm? Những người còn lại – hẳn là chiếm số đông hơn hẳn – sẽ ra sao?
Quả thật, nếu con người không thay đổi lòng tham không đáy của mình, không thay đổi nếp đối xử với thiên nhiên một cách ích kỷ như hiện nay, thì có di chuyển đi đâu rồi cũng sẽ biến nơi đó thành hỏa ngục thôi!