Huyền bí Tết Katê của người Chăm: Inrasara đã phát ngôn như thế?!

Trong bài báo Huyền bí Tết Katê của người Chăm Giadinh.net.vn, nhà báo Mai Minh viết: 

Vì vậy, chưa từng có bức ảnh hay cuốn video nào được thực hiện trong các tháp Chàm nơi thờ các vị vua. “Ngay cả đến tôi là một người Chăm, lại là một người nghiên cứu văn hóa, nhưng không phải là người có nhiệm vụ nên cũng chưa lần nào trong đời được chiêm ngưỡng phía bên trong tháp Chàm, dù đã nhiều lần năn nỉ được vào bên trong”, ông Phú Trạm nói.

Cũng theo ông Phú Trạm, các giáo sỹ người Chăm thường “giấu nghề”, vì vậy không ít nghi lễ, tập tục kỳ bí của người Chăm hoặc không được giải thích, hoặc đã dần mai một. Ông nêu ra một ví dụ: “Không ít trường hợp, các giáo sỹ khi không có người kế tục đã thả trôi sông hàng trăm cuốn kinh sách quý. Vì theo quan niệm của họ, sách là của thánh thần, nếu giáo sỹ không dùng nữa thì phải thả trôi sông trả thần linh”.

 

Bài báo ngắn, nhưng phạm nhiều nhầm lẫn. Ở đây tôi chỉ nêu 2 đoạn chính, cả 2 đều phạm lỗi lớn.

1. Đã có rất nhiều bức ảnh hay cuốn phim video được thực hiện bên trong tháp, chứ không như nhà báo nói. Tháp là thiêng liêng, ngày xưa chỉ có Po Dhya Bà-la-môn mới được mở cửa tháp hành lễ, nhưng hơn mươi năm trở lại đây, văn hóa du lịch phát triển, người ta mở cửa tháp bất kì lúc nào, nếu muốn. Giáo sĩ Chăm rất phiền lòng về việc làm này. Chính tôi nhiều lần lên tiếng về nó.

2. Tôi chưa bao giờ phát biểu về các giáo sĩ Chăm như nhà báo đã tưởng tượng ra. Câu “các giáo sỹ khi không có người kế tục đã thả trôi sông hàng trăm cuốn kinh sách quý.” thì càng không phải của tôi. Tôi có kể chuyện thả sách trôi sông, nhưng ở trường hợp khác, trong tiểu thuyết Hàng mã kí ức. Chứ không đề cập ở đây, với các giáo sĩ Chăm.

Tôi chưa từng gặp nhà báo Mai Minh (hay anh/ chị lấy bút danh?). Có lẽ nhà báo đọc tôi ở đâu đó, rồi đoán mò, mà thành ra cuộc tường thuật hay phỏng vấn kì lạ như thế. Tôi đề nghị nhà báo chính thức xin lỗi tôi và giới giáo sĩ về các sai lầm này.

[Phản hồi này và ý kiến của độc giả Inrasara.com sẽ được gửi đến BBT Giadinh.net]

 

Sài Gòn, 23-10-2012

 

 

 

 

7 thoughts on “Huyền bí Tết Katê của người Chăm: Inrasara đã phát ngôn như thế?!

  1. Ngay cả cái tít của bài báo: “Huyền bí Tết Katê của người Chăm” cũng cho thấy tác giả bài báo dù sơ đẳng, cũng không hiểu Kate rồi. Trình độ hiểu biết văn hóa của phóng viên quá tệ, những bài báo thiếu nghiêm túc như thế này khi được đăng tải một cách chính thống sẽ định hướng lệch lạc và sai lầm cho các thế hệ. Văn hóa sẽ bị biến dạng, méo mó. Kate sao lại gọi là “Tết”?

    Không riêng gì bài này. Tôi có đọc nhiều bài, nhan nhản.

    Yêu cầu hãy thôi gọi Kate là “Tết của người Chăm” nếu các vị có chút hiểu biết về văn hóa và không có chủ định giết nốt một nền văn hóa và có ý thức “xây dựng một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc” như hay rêu rao.

  2. Thông tin của “bạn báo” không chính xác, dân làm báo có vài lỗi cầm minh định lại vụ việc xảy ra ngoài ý muốn. Thông tin về tác giả Inrasara có viết đâu đấy trên mạng hay các tạp chí, sách vở chỉ mang tính gợi mở, hướng độc giả nghiên cứu, xem xét và thẩm định nội hàm của nó chứ không có phát ngôn hay có những đoạn như thế. Kaka chưa thấy bài nào Inrasara viết như thế, có thể đọc rất nhiều bài của Inrasara kể cả tạp chí, sách hay bài nghiên cứu sâu sắc của Inrasara.
    Hai tình huống nhầm lẫn trên mang tính cộng đồng rất cao, tác giả bài viết cần giải minh và xin lỗi độc giả. Gần nay, Katê năm 2011, tôi cũng có lần lên Tháp Chàm xem lễ hội, dân báo chí cũng có quay video về lễ hội, tôi cũng có trao đổi với nhà báo [quên tên], anh ấy hỏi tôi, sao thấy người cả sư làm lễ có vẻ bí mật hay huyền bí thế anh, ngập ngừng hồi lâu tôi đáp lại: Người Chăm rất kĩ hay kiêng khi làm lễ mà nhiều người vay quanh, ông nhá báo ấp úng chuyển sang ý khác………..
    Tác giả Mai Minh viết câu này càng sai vô độ: “các giáo sỹ khi không có người kế tục đã thả trôi sông hàng trăm cuốn kinh sách quý.” Sách được người Chăm coi trọng, rất quí giá, chứ không thả trôi sông như bạn nghĩ, nếu bạn hay người biên tập nhầm lẫn thì có thể xin lỗi độc giả là chuyện bình thường. Phẩm chất đạo đức của người làm báo rất kĩ về cái này, vấn đề nhìn nhận đưa thông tin toàn cầu sai lệch như thế không hay cho lắm, với độc giả gần xa, thích những bài báo hay, tin mới lạ, tin giúp ích cho người nghiên cứu phải minh bạch, chính xác.

  3. Ba cái dzụ này gay đó! Nó làm tui nhớ nhà văn Nguyên Ngọc kêu là có nhà báo nọ nhét vào mồm ổng mấy cái điều vớ vẩn mà nhà báo tưởng tượng ra. Bác kêu rát họng mà có nhà nào xin lỗi đâu! Cei Sara chớ mà mơ mộng họ xin lỗi!!!
    Tui có nhớ ông Sư Cả ở làng nhạc sĩ Amư Nhân kêu bệnh do cửa tháp bị mở liên tục cho khách tham quan đó. Xưa có dzậy đâu!

  4. Từ 13 -18.10.2012 vợ chồng tôi được các bạn ở Ninh Thuận mời vào tham dự Tết Katê của đồng bào Chăm theo lời đề nghị của chúng tôi.
    Sau khi trở lại Hà Nội tôi phân vân một đôi điều về Tết Katê… Vậy nếu không phiền, cho tôi địa chỉ Email của Inrasara.
    Xin cảm ơn.

  5. Bấm vào Google “Tết Kate của người Chăm” được “about 349,000 results (0.35 seconds)”. vậy cái “nhầm” này phổ biến quá rồi. Chỉ còn cách: Bất cứ lễ hội nào cũng gọi là Tết (tết Cà phê, tết Cồng chiêng, tết Bỏ mả, tết Thơ…). Như vậy vừa “sáng tạo” nghĩa mới cho “tết”, vừa vui vì tỷ số hòa cho mấy vị thích “cải biên, phát triển” vốn liếng văn hóa của cộng đồng các dân tộc VN.

  6. Biết chừng mai mốt còn có Tết Sinh viên – Học sinh Việt Nam (1-5), Tết Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2), Tết Thầy thuốc Việt Nam (27/2), Tết Cá Tháng 4 (1/4), Tết Phụ nữ Việt Nam (20-10), Tết Quốc Tế Thiếu Nhi (1/6), Tết Thương binh liệt sĩ (27/7), Tết Doanh nhân Việt Nam (13/10), Tết Nhà giáo Việt Nam (20/11), Tết Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12)… bát nháo. Không biết đâu là lễ, đâu là hội, đâu là ngày kỉ niệm, đâu là Tết.

    Báo chí cứ thế đăng ào ào. Trí thức, nghiên cứu cứ viết ào ào. Vô cảm, vô trách nhiệm, lòe người đọc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *