Lời BBT: Đây là phản hồi của Jabeh. Vì nó dài, và nhất là nó lạc đề so với bài viết của Jaya Bahasa, nên Inrasara.com xin đưa vào bài chính, có chỉnh sửa chút ít.
*
Phan Rang, ngày 12-8-2012
Bạn Aku Malayu Campa và các bạn thân mến!
1/- Bạn Aku hơi nhầm rồi đó!
– Từ điển 1906 KHÔNG có AYUT! Chỉ có Từ điển Việt – Chăm 1996 mới có.
– Từ điển, cũng sai chớ, sao lại không?
Nhưng do khả năng có hạn, tui không dám nói nó sai. Cho tui xin giải thích.
Cả làng đều biết 2 cuốn Từ điển 1995 và 1996 dù gs Bùi Khánh Thế đứng chủ biên, nhưng nhà thơ Inrasara mới là kẻ biên soạn chính. Theo tui biết, nhà thơ Inrasara chủ trương dùng nhiều nguồn tư liệu khác nhau cho việc biên soạn 2 cuốn Từ điển này. Do đó mới có từ AYUT do quần chúng Chăm (có thể là BBS) mới thêm vào sau này.
Tui xin lỗi nhà thơ, là ở chỗ này nhà thơ có vẻ hơi “theo đuôi quần chúng”. Sự “theo đuôi” này bộc lộ rõ ở Từ điển Việt – Chăm dùng trong nhà trường do NXB Giáo dục in năm 2004. Trong cuốn này, anh viết chữ Chăm theo lối BBS, nên bị một nhóm Chăm hải ngoại la dữ.
– Tui có hỏi tại sao nhà thơ làm như thế? Anh mới bảo: quan trọng là làm sao cho TIẾNG Chăm sống, chứ không phải CHỮ Chăm. Đó là quan điểm nhất quán của Inrasara. Mà tiếng mẹ đẻ của Inrasara phải nói là… siêu!
(Xin mở ngoặt: Tôi từng nghe anh Inrasara nói chuyện với 3 đối tượng khác nhau. Tùy đối tượng mà anh cho liều lượng tiếng Chăm bao nhiêu phần trăm. Như ông lang băm bốc thuộc cho bệnh nhân vậy đó. Một lần tôi nghe anh trao đổi với cụ già Chăm tuổi thất thập. Rất ngạc nhiên là trong khi cụ già 70 tuổi nói độn tiếng Việt đến 30% vậy mà nhà thơ Inrasara nổi tiếng về văn chương tiếng Việt, lại nói tiếng Chăm HARAT!).
2/- MA không có trong MƯKRƯ (MÂKRÂ) thì bạn nhất trí rồi. Có tìm từ nay đến tận thế cũng không thấy đâu viết MAkrư.
Vụ này tui có đọc một bài nào đó của nhà thơ Inrasara tui không nhớ. Anh viết rằng, nòi Chăm ưa sáng tạo. Múa Chăm rồi tháp Chăm rồi chữ Chăm nữa. Và nhất là tiếng Chăm.
Mấy ví dụ này cũng do anh đưa ra, tui mượn lại và phân tách.
– NAGARA là tiếng Phạn được nhiều nước ở Đông Nam Á mượn. Indonesia và Malaysia vẫn giữ nguyên NAGARA mà dùng (họ làm biếng hay ít sáng tạo?). Còn Chăm mình thì biến thành NƯGAR.
– MANUSIA cũng vậy, 2 nước kia vẫn để nguyên mà xài. Chăm ta biến nó thành MƯNUS.
Thế mới tài chớ! Nếu bây giờ mà ta còn viết MANUSIA thì ta lỗi thời. Còn viết là MANUS thì ta đang học nói tiếng Raglai (người Việt Nam bây giờ kêu là Rất-lây!!!).
– MATA, LANGIT nằm trong vốn từ vựng chung của ngôn ngữ Nam Đảo mà Chăm đâu có chừa! Chăm phải dùng nó khác người đời. Đến 84% vốn từ vựng chung này BỊ ông bà Chăm làm khác đi. 2 chữ trên, ông bà ta sáng tạo thành MƯTA, LINGIK.
Cùng là tiếng Nam Đảo cả, cùng mượn tiếng Phạn cả, nhưng người Chăm đã làm KHÁC. Đó mới là bản sắc, là khẳng định dân tộc tính của mình. Nhà thơ Inrasara cho biết, có cả ngàn trường hợp như thế.
Bạn muốn thế hệ trẻ Chăm quay lại thế kỉ 18 nói như Malaysia hay Indonesia hay Raglai à?
Tui lấy ví dụ thêm nhé: Người Hàn, Nhật và Kinh đều mượn chữ Tàu, nhưng rồi họ cũng làm khác đi đấy! Đó mới là bản sắc dân tộc. Có ai bây giờ lại đi đòi hỏi họ viết như Tàu hết đâu!!!! Tiếng Pháp, Anh,… có nguồn gốc Latinh, nhưng họ làm khác tiếng Ý đấy chứ.
Sơ kết: viết nagar, manus, makrư… cho dù ai cũng hiểu, nhưng là sai. Chứ không thể nói viết thế nào cũng đúng cả được.
3/- Bởi nguyên do trên mà tui mới xài chữ của bạn Ja Siam gọi vài người học lóm là “khoa học nửa vời”. Tui thấy vài bạn chưa có căn bản về ngôn ngữ học, hay chưa biết đến tinh thần dân tộc là thế nào mà ưa học đòi, từ đó nói… bậy! Nhận định là “nửa vời” là còn nhẹ lắm…
Cả mấy “nhà khoa học” Chăm nữa, có ai là dân ngôn ngữ học chuyên đâu, nhà từ điển học thì càng không có! Tui cũng vậy thôi. Anh Inrasara cũng vậy cả, chỉ có khá hơn người khác nên được bầu làm tổ trưởng lúc biên soạn Từ điển ở Trường Đại học.
Dù sao, tui không có ý dùng từ này để ám chỉ Javy. Javy là vài ba bạn hiếm hoi viết tiếng Chăm trên “phản hồi” ở web này, chằng đáng quý sao! Còn nếu giọng của tui có làm buồn lòng bạn, thì cho tôi xin rút lại.
Tui có dám chê bai chữ Rumi bao giờ đâu mà bạn lôi ông bà Rumi này vào vụ này.
Bạn cẩn thận hơn xíu nhé.
Thân mến
Siam MƯKRƯ!
Jabeh
Hai. Cảm ơn đã giải thích theo lối cũ này của Inrasara. Mình ko có ý kiến gì thêm. Nói lại chỉ thêm mệt và mất lòng nhau nữa.
À, có sự nhầm lẫn gì đấy ở câu đầu tiên của bạn. Mình viết: “Mình ko có từ điển 1995 và 1971 nhưng 1906 và từ điển Việt-Chăm 1996 thì lại có. Cùng xem lại dòng cuối trang 11 của từ điển 1996 này”. Vậy ý mình là hiện tại mình ko có quyển nào khác ngoài 2 cuốn trên, và bảo cùng xem lại cuốn 1996, chớ ko phải mình bảo cuốn 1906 cũng có cái từ này.
Có gì đó mâu thuẫn…
Nhưng, vẫn Cảm ơn lời khuyên cẩn thận của bạn. Thực ra người có ẩn ý lôi kéo ông bà Rumi vào đây đầu tiên là bạn chớ ko phải mình. Xem lại còm của bạn nè:
“Ở trển là tui sửa theo khoa học nửa mùa, còn đây tui xin viết lại cho đúng (theo chuyển tự Từ điển của Trường ĐH KHXH và NV) nhé”
Đầu tiên bạn sửa lại câu của @Javy theo Rumi, sau đó sửa lại theo kiểu Inrasara (tạm gọi như thế). Đọc còm ai cũng đều thấy là như thế cả. Bạn ví sửa theo lối Rumi là theo “khoa học nửa mùa” chính xác đến từng nanomet thế kia mà bảo ko có liên can gì thì thật là lạ. Hay là bạn có sở thích ko xem lại những gì mình đã viết cũng nên?
Về ví dụ thêm của bạn: Tui lấy ví dụ thêm nhé: Người Hàn, Nhật và Kinh đều mượn chữ Tàu, nhưng rồi họ cũng làm khác đi đấy! Đó mới là bản sắc dân tộc. Có ai bây giờ lại đi đòi hỏi họ viết như Tàu hết đâu!!!! Tiếng Pháp, Anh,… có nguồn gốc Latinh, nhưng họ làm khác tiếng Ý đấy chứ.”
Mình không hiểu ý bạn là “họ làm khác” như thế nào, nhưng mình chắc là bạn đang nhầm lẫn hay cố tình che dấu sự khác nhau giữa sự vay mượn bộ chữ cái và hệ thống ngôn ngữ? Tuy tất cả đều vay mượn bộ chữ cái Latin để viết tiếng nói của mình nhưng Tiếng Anh thuộc nhóm ngôn ngữ German (trong đó có nhiều nhóm nhỏ khác), Pháp và Ý thuộc Roman… Khác nhau đó.
Bạn quơ cả tiếng Anh, Pháp đều có nguồn gốc Latin chung với Ý? Không. Chỉ có Pháp với Ý là thuộc nhóm Roman, nhóm này lại xuất phát từ tiếng Latin.
Khi đưa ví dụ để dẫn chứng thêm, mong bạn cố gắng kiểm tra kỹ
Bạn JaBeh ngồi ở đó mà sao có thể biết mà nhận định vài người là “học lóm là “khoa học nửa vời”. […] chưa có căn bản về ngôn ngữ học, hay chưa biết đến tinh thần dân tộc là thế nào mà ưa học đòi, từ đó nói… bậy! Nhận định là “nửa vời” là còn nhẹ lắm”? Hay chỉ bạn mới đích thực là người có đầy căn bản và đầy mùa, là người có tinh thần dân tộc cao, có đầy đủ học vấn cho nên phán câu nào phải đúng trăm phần trăm câu đó?
Nữa, bạn đã dùng câu “nửa mùa” chớ ko phải “nửa vời” nhé. Ý nghĩa khác nhau hoàn toàn. Ko phải khi viết 1 bài mới là có thể tráo từ như thế được.
Thông cảm vì vài lời nói thật. Thân mến
1. Doc bai Beh ma toi thay mau thuan, thay toi nghiep cho ban tre nay qua.
Sơ kết: viết nagar, manus, makrư… cho dù ai cũng hiểu, nhưng là sai. Chứ không thể nói viết thế nào cũng đúng cả được. —> sai trong he qui chieu nao, dung trong he qui chieu nao? that nuc cuoi qua.(nếu như Beh không hiểu từ Hệ qui chiếu thì tra lại).
2. Sự “theo đuôi” này bộc lộ rõ ở Từ điển Việt – Chăm dùng trong nhà trường do NXB Giáo dục in năm 2004. Trong cuốn này, anh viết chữ Chăm theo lối BBS, nên bị một nhóm Chăm hải ngoại la dữ. ——> tôi thắc mắc: nhóm Chăm hải ngoại này không ai làm một trang từ điển nhưng cứ lên tiếng chê bai người khác là sai, và nhiều bạn trẻ cũng hùa theo nói leo. tôi xin đặt câu hỏi: liệu từ điển do Amonier (sorry tôi ko nhớ rõ cách viết tên chính xác), một người Pháp, ngoại quốc, viết đúng hơn hay từ điển do người Chăm, người nói tiếng mẹ đẻ, lớn lên trong môi trường ngôn ngữ hàng ngày, viết đúng hơn.?????? phải chăng chúng ta quá vọng ngoại mà phủ định nhau, sử dụng lối viết, phiên âm ở tận đâu đâu xa rời thực tiễn cải tiến cuộc sống rồi phụ định lẫn nhau và phủ nhận luôn công lao của tiền nhân.
3. đọc đoạn 2 mà tôi cảm giác là bạn đang viết truyện cười châm biến hay lỗ hỏng kiến thức của Beh quá lớn, mâu thuẫn:
“Cùng là tiếng Nam Đảo cả, cùng mượn tiếng Phạn cả, nhưng người Chăm đã làm KHÁC. Đó mới là bản sắc, là khẳng định dân tộc tính của mình.” + “Tui lấy ví dụ thêm nhé: Người Hàn, Nhật và Kinh đều mượn chữ Tàu, nhưng rồi họ cũng làm khác đi đấy! Đó mới là bản sắc dân tộc. Có ai bây giờ lại đi đòi hỏi họ viết như Tàu hết đâu!!!! Tiếng Pháp, Anh,… có nguồn gốc Latinh, nhưng họ làm khác tiếng Ý đấy chứ.” ======> Kết luận: Sơ kết: viết nagar, manus, makrư… cho dù ai cũng hiểu, nhưng là SAI. Chứ không thể nói viết thế nào cũng đúng cả được.
Trả lời cho cả Aku và Beh Siam một lượt
1/- AKU
+ Tuyệt đối không có kiểu viết của Inrasara. Bạn lại bậy rồi.
Ông nhà thơ này từng chối bai bải nhiều lần là ông không hề làm và không có trách nhiệm La-tinh hóa chữ Chăm (ông có ghi âm Việt trong Tự học tiếng Chăm, là để cho người Việt bập bẹ đánh vần chữ Chăm – cho vui thôi). Ông xài lại của người đi trước (4 cuốn Từ điển), có chỉnh ít chỗ cho tiện. Ông cũng từng xài Rumi, chớ không đùa.
+ Trong phản hồi, tui sửa theo Rumi là sửa theo lối viết của Javy, tiếp đó tui còn sửa theo Từ điển ở ĐHKHXH-NV là cho mọi người đọc được cả 2 kiểu. Sao lại bắt bẻ ở đây nhỉ???
Tui có chê nửa mùa là chê kẻ ăn theo, chứ không chê Javy, càng không chê chữ Rumi. Vậy mà hổng hiểu!
+ À, thì viết vội quá nên xảy ra nhầm chút đỉnh. Ví dụ “nửa mùa” với “nửa vời”, hay một số từ Anh, Pháp, Đức… với tiếng… Ở đây bạn làm chuyên gia bắt bẻ rất đúng. Đáng lí ra tui phải viết là: Một số lớn từ vựng Anh,…
Ý tôi nói, một chữ có nguồn gốc Hy La chả hạn, Anh, Pháp, Đức mượn thì họ làm khác cả! Dẫn ví dụ thì vô số. Còn bắt 3 dân tộc này viết lại đúng tiêng Hy La cổ thì chết cả đám!!!!
Nói về ngôn ngữ thì cãi nhau đến tận thế, nhất là với những kẻ còn dốt như chúng ta. Chăm mình theo chỗ tui biết, may ra 3 ngài Inrasara, Phú Văn Hẳn, Quang Cẩn còn nói nghe nhau được. Nhưng tui dám cá 10 ăn 1 là nếu 3 ngài này ngồi lại với nhau cũng sẽ cãi nhau đến tận thế!!!
2/- BEH SIAM
+ Không có vọng ngoại đâu, bạn đừng lo nhé. Ông nhà chánh trị Aymonier, ông cha đạo Moussay, hay ông giáo sư Bùi Khánh Thế chủ biên Từ điển Chăm, họ đều hàng NGOẠI cả! Nhưng tất cả Từ điển kia đều do Chàm mình làm hết đó.
+ Hệ quy chiếu là gì? Quy chiếu là lật Từ điển thôi. Chữ MAkrư tuyệt đối không có trong Từ điển, còn NAgar, MAnus thì có từ ngày xửa ngày xưa thời con Quẹt láng diềng tui còn chưa biết mặc váy.
+ Viết thêm:
– tui đã viết: “viết nagar, manus, makrư… cho dù ai cũng hiểu, nhưng là sai”.
– tui sẽ viết: “viết trái xòe, chái soài, trái suờ, trái xài… thì ai cũng hiểu, nhưng sai. Mà phải là XOÀI”.
Mong thông cảm, rất thân mến
Thuk siam!
Các bạn trẻ lại hơn thua nhau nữa rồi!
Từ 1 bài viết hay ca ngơị công ơn và những cống hiến tích cực của các thế hệ Chăm đi trước, đúng ra phải để cho các bạn trẻ Chăm chiêm nghiệm, học hỏi, noi theo – đàng này lại trở thành một trò hề lố bịch nơi mà mọi người quyết ăn thua đủ. Ai sai ai đúng! Tranh nhau cho đến chết cũng sẽ ko bao giờ ngả ngũ. Đó là thói tật Chăm.
Các bạn hãy để dành thời giờ đó, tâm huyết đó làm một chuyện gì thiết thực hơn hay ko? Chẳng hạn đi mà cãi với c/p tại sao con dân Chăm cũng phải trả tiền vô cửa Tháp Chăm. Giỏi mà đi cãi đi. Chuyện đó nghich lý lẽ đó.
YC
Bác YC đúng lắm. Giỏi thì đi cãi nhau với chính quyền đi! Tháp Pô Klong cứ mở cửa suốt ngày cho khách xem, rồi Điện hạt nhân, rồi bà con nghèo Chăm móc túi mua vé vào bảo tàng Chàm Đà nẵng…
Giỏi thì cãi đi!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Cam drei jang yau nan. Mâk takai tangin gep ( gruk anâk seh). O mboh thau ba gep nao ngap sa jalan. Tuk wak ley jang saranâng drei daok pak ngaok… Sa jalan nao jang o mboh.
BBT: Có lẽ chúng ta chưa thật đủ bình tĩnh để trao đổi. Và nhiều yếu tố khác nữa. Cho nên Inrasara.com xin tạm dừng cuộc thảo luận về ngôn ngữ tại đây.
Thuk siam ka abih grơp drei
Inrasara
Đọc bài viết trên, tôi có cảm tưởng rằng tác giả thiếu hiểu biết hoặc thiếu sách vở. Câu: “- NAGARA là tiếng Phạn được nhiều nước ở Đông Nam Á mượn. Indonesia và Malaysia vẫn giữ nguyên NAGARA mà dùng (họ làm biếng hay ít sáng tạo?). Còn Chăm mình thì biến thành NƯGAR.”
Hình như bạn JABEH ko biết hoặc cố tình ko biết bên Indo hay Malay hoặc Brunei dùng chung 1 thứ ngôn ngữ gọi là Bahasa Melayu, Quốc gia được viết bằng 1 chữ nghĩa thống nhất là “nEgara”.
Mình có đọc những đoạn sai lầm về cách giải thích như thế này trong Tagalau, nhưng không hiểu vì sao tình trạng này vẫn được đăng tải trong website này, và bạn JABEH hình như bạn không có chịu tìm hiểu ở ngoài hay sao ấy.
Chúc các bạn Chăm Đông có một mùa Rija Negara An khang và Thịnh vượng!
Anit siêu lắm!
Tui thiếu hiểu biết, thiếu sách vở – Anit kêu làng vậy thì tui không phản đối.
Còn cái vụ Nagara truyền thống Chăm sáng tạo thành NƯGAR, thì khối người Chăm biết. Tui thiếu sách vở, thiếu hiểu biết tui cũng học lóm mà biết.
Còn cái vụ quốc gia Brunei hay Malaysia nói tiếng quốc gia họ thì ai mà chẳng hiểu. Bảo họ nói tiếng quốc gia Ma-rốc à?
Và tui khuyên Anit khi về Panduranga, chớ dại dột nói rija negara nhé. Bà con đuổi chạy mất giày (xịn) đó!
.
BBT: Mục bàn ngôn ngữ đã đóng lâu rồi, nay có bạn Anit còm, tôi buộc phải đăng lên. Và bạn Jabeh phản hồi lại, cũng thế.
Tôi nghĩ lúc này người Chăm chưa có thể bàn thấu đáo về ngôn ngữ. Có mấy lí do:
– Chăm mất nước, 3-4 thế kỉ nay dân ta sống tản đi khắp nơi, mỗi nơi nói tiếng nói (và dùng chữ viết, và lối viết) mỗi khác, khác càng lúc càng tăng, khó thống nhất.
– Chăm chưa có nhiều nhà ngôn ngữ (có bằng tiến sĩ ngôn ngữ học chưa hẳn gọi là “nhà”) để có thể trao đổi nghiêm túc. Theo chỗ tôi biết, 2 tiến sĩ ngôn ngữ học là TS Phú Văn Hẳn và TS Quang Cẩn cùng quê, cùng thế hệ mà còn chưa chấp nhận “trường phái” của nhau nữa là.
– Cộng đồng Chăm đang nát vì “phe phái” ngôn ngữ, nên ta không nên bàn thêm nữa.
Vậy làm sao?
– Tạm chấp nhận “hiện trạng”. Dù hiện trạng này bên này nói sai, bên kia nói đúng, cũng tạm chấp nhận thế.
Xin kể xíu về chuyện tôi. Năm 2005, sang Thái Lan nhận Giải thưởng Văn học ĐNA, cùng nhận giải có giáo sư Đại học Brunei. Tôi nói với anh ta: chúng ta cùng gốc ngôn ngữ đó, khiến anh rất ngạc nhiên. Càng ngạc nhiên hơn khi tôi nói tiếng Brunei với anh, trong khi anh thì nói tiếng Anh. Tôi bảo anh cứ nói tiếng của anh đi, chúng ta cùng trao đổi ngôn ngữ chung đó. Thế là anh nói chậm, và tôi hiểu.
Ngược lại, mới tháng 3-2013, tôi đi Tây Ninh thăm một nghệ sĩ Chăm. Tôi nói tiếng Chăm, chị không chịu. Chị bảo chúng ta nói tiếng Việt với nhau đi. Thế là tôi phải nói tiếng không phải tiếng mẹ đẻ với người đồng tộc. Nhưng thỉnh thoảng tôi nói CHẬM tiếng Chăm Tây Ninh với chị, và chị HIỂU.
Vậy nên, ta không nên chê nhau nữa, mà hãy tạm chấp nhận nhau, CHẦM CHẬM và từ từ rồi sẽ HIỂU.
Thuk siam Rija Nưgar!
Bà con Chăm ai có tiền đầu tư cho (…) Ikan này cho nó đi học ĐH về ngôn ngữ học đi. Nó đam mê cái này, lại cãi dai quá, cho nó đi học cho nó “sáng” ra đi. Lúc đó, khi nó đủ tri thức thì hoặc là nó phát triển ngôn ngữ Chăm hoặc là nó phá. Cứ cho nó một cơ hội. {Ja Champa SG}
BBT: XIN ĐÓNG TẠI ĐÂY nhé!