Tiếng Chăm về đâu? 4. Sổ tay từ vựng Việt – Chăm, thử tìm một cách phiên âm khả dĩ

Có 2 cách chuyển tự và 2 lối phiên âm Akhar thrah hiện được dùng:

– Chuyển tự trong Từ điển Aymonier và Cabaton (AC) được Từ điển Đại học vận dụng với vài biến đổi (ĐH).

– Chuyển tự của nhóm nghiên cứu Chăm ở Malaysia (CM)

– Phiên âm của Nguyễn Bạt Tụy dùng trong Từ điển G. Moussay (GM)

– Phiên âm của David Blood trong tập sách Aday bach akhar Cam birau (DB).

 

Ở đây chúng ta bàn về cách PHIÊN ÂM khả dĩ nhất:

– dành cho người biết tiếng Việt học tiếng Chăm (có thể là Chăm hay ngoài Chăm).

– cho đại đa số công chúng Chăm thuộc nhiều tầng lớp, trình độ và lứa tuổi khác nhau

Cho nên, ta hãy tránh:

– định kiến với bất kì lối phiên âm hay chuyển tự nào

– nhất là, không xuất phát từ lối nghĩ của người làm khoa học, hay giới chuyên môn.

 

Tạm nêu:

– ví dụ ĐỪNG, ta không dùng cách chuyển tự JUAI (CM) hay JWAI (ĐH), hoặc CHỒI (sách Tự học của Inrasara) mà là JÔY (DB) hay CÔY (GM) [C có dấu chấm dưới]. NÓI, ta không viết PUEC hay PWƠC, mà là PÔY’ (DB) hay PÔY’ (GM) [Ô có dấu ngoặt trên].

– dùng PHIÊN ÂM thì hợp lí hơn cả. Nhưng phiên âm nào? Theo tôi, cả hai lối phiên âm DB hay GM đều gây khó dễ cho đánh máy. Cả lối phiên âm kiểu “Việt hóa” trước đây tôi dùng trong Tự học tiếng Chăm cũng bất tiện.

– vậy, ta cần tổng hợp cả 4 lối để tìm cách khả dĩ nhất.

 

Thử nêu vài trường hợp:

đâu – không viết TAU, mà viết TAO; dán – viết TAU’; chúi – viết haTĂU’

 

đám – viết ĐAM; đậu – viết ĐĂM (không dùng NDAM, vì tiếng Việt đã có Đ)

 

thấy – BBÔH (không dùng MBÔH, vì BB gần với chữ cái B trong tiếng Việt hơn)

 

bên – GAH; can – GHĂK

 

tát – THAY’; giạ – JAAK; khôn – JĂC

 

chôn – DĂR; chen – JHEL; quay – YƠNG

 

cá lòng tong – RITONG; đánh – ATOONG

 

thôi – MEK; mẹ – AMEEK (âm dài, ta dùng 2 nguyên âm)

 

Đó là vài ví dụ tiêu biểu. Nếu các bạn đồng ý với Ý HƯỚNG này, tôi sẽ đưa ra bảng phiên âm, qua đó chúng ta thảo luận lấy ý kiến.

Chú ý: đây là ý hướng cứu lấy tiếng Chăm chứ không phải Akhar thrah. Akhar thrah vẫn còn đó, trong rất nhiều văn bản chép tay cổ lẫn bản đã in mới, không mất vào đâu được. Còn ngôn ngữ, nếu không cứu gấp, nó sẽ tan biến không thể cứu vãn.

 

4 thoughts on “Tiếng Chăm về đâu? 4. Sổ tay từ vựng Việt – Chăm, thử tìm một cách phiên âm khả dĩ

  1. Nhất trí với đề xuất này. Cần có kế hoạch cụ thể mà triển khai. Tôi sẽ ủng hộ.
    Dũng

  2. Yut ranam,
    Cach phien am “dùng 2 nguyen am để thể hiện âm dài được tiến sĩ ngữ học Thurgood dùng nhiều lần để mô tả các âm Cham. Tác giả cuốn sách, luận án TS của ông: From ancient Cham to modern dialects: two thousand years of language contact and change. Vậy chúng ta cũng nên mạnh dạn dùng 2 nguyên âm để diển tả âm dài là chính xác và thuận tiện.

    kajap karo,

    KK

  3. Nói thêm: Tôi không nhất trí với Sangluu38 về chữ B có gạch ngang trên, hay âm ngắn như O có dấu móc trên (như cách của Blood), vì rất khó đánh trên máy vi tính. Dùng 2 chứ OO, hay BB thì tiện hơn, Chỗ này tôi nhất trí với Kan Kun.
    Thuk siam

  4. Neu qua thuc kho danh tren may vi tinh, thi dung BB, OO AA EE II de dien dat nguyen am dai cung duoc thoi vi. Xin nhac lai: PHIEN AM CHI LA MOT PHUONG TIEN DE PHO BIEN TIENG NOI CHAM MA THOI. Khong co gi quan trong ca!
    Than men

Leave a Reply to Kan Kun Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *