Chay Mala: Chay Mala, Thầy tu & Con chó Taramys của Ông Lớn

(kịch 3 hồi)

[Tự quảng cáo: đây là ngụ ngôn “kì lạ” nhất mà Chay Mala viết được, sau bài này sẽ chỉ còn bài cuối tổng kết hệ quả thú vị từ các ngụ ngôn, như một cách kết thúc mùa Katê].

 

Hồi 1.

Xin lỗi Taramys, nhà ngươi là người hay chó?

– Ta vốn là người.

Là người mà sao nhà ngươi sủa hay nhể?

– Ông Lớn biến ta thành chó.

À, ra thế! Biến nhà ngươi thành chó và dạy nhà ngươi sủa, vậy mỗi bài Ông Lớn có sủa nháp không?

– Không, Ông Lớn chỉ sủa mẫu thôi. Còn thì tôi phải vắt óc sáng tạo…

Xuất sắc! Vậy là Ông Lớn bảo sủa ai là nhà ngươi sủa ngay người đó?

– Cũng không, ngài đưa ra vài nguyên mẫu, tôi phải linh động, nghĩa là phải biết sáng tạo…

Cừ lắm! Cả cách sủa và giọng sủa cũng do chính nhà ngươi nghĩ ra?

– Đúng, Chay Mala lần đầu sơ ngộ mà đã hiểu thấu lòng ta…

Tuyệt vời! Có thể nói, với tính cách con người thì nhà ngươi chưa xứng đáng làm chó; nhưng với tính cách chó, phải công nhận nhà ngươi đích thực là thiên tài.

 

Hồi 2.

Bạch thầy còn trẻ mà ngó bộ đắc đạo sớm hỉ?

– Tiểu đệ này có cơ duyên ăn chay niệm Phật từ mấy kiếp trước.

Hèn gì! Xin hỏi bạch thầy trụ trì chùa này đã được bao lâu?

– 5 năm hay 15 kiếp gì đó…

– Có ai ở khu xóm này làm phiền đến bạch thầy chưa?

– Tiểu đệ không chú ý lắm.

– Xin lỗi bạch thầy, đang tụng kinh ngon trớn mà mỗi sáng con chó nhà Ông Lớn chạy qua sủa ỏm tỏi, bạch thầy đã làm gì ạ?

– Tiểu đệ vẫn tụng kinh…

Sủa lần thứ hai?

– Tụng kinh và niệm Phật.

Sủa lần thứ ba?

– Vẫn tiếp tục niệm Phật và tụng kinh…

Tại sao bạch thầy không sủa lại? Ôi… xin lỗi. Bạch thầy thứ lỗi cho kẻ hèn này lỡ nhời

– Mô Phật! Sanh linh mỗi người mỗi phận, nhà báo à. Phận của chó là sủa, còn phận của người tu hành là niệm Phật và tụng kinh.

 

Hồi 3 (7 ngày sau).

Thưa bạch thầy, từ hôm hội kiến bạch thầy về, kẻ hèn này trằn trọc không nhắm được đôi con mắt.

– Tiểu đệ có lỗi phải gì không?

Dạ không, thưa bạch thầy. Có câu hỏi cứ quấn quýt trong đầu kẻ hèn này là: Sao bạch thầy không học sủa nhỉ?

– Mô Phật! Bỡn cợt cửa Phật tội tày rế…

Không dám, không dám, thưa bạch thầy. Xin hỏi bạch thầy: Con chó có Phật tính không?

– Đức Phật dạy rằng con chó cũng có Phật tính…

Nếu đó là con chó thiên tài?

– Thì con đường tu hành ắt bon bon thông suốt hơn con bình thường…

Xin cho hỏi thêm: Đức Phật dạy Bồ Tát đắc đạo đi vào đời cứu nhơn độ thế, bạch thầy ngày đêm gõ mõ tụng kinh ru rú trong chùa, không uổng đời đạo tâm ru?

– Nhà báo có cao kiến gì hay chăng?

Con chó Taramys nhà Ông Lớn là con chó thiên tài, mỗi ngày nó rất siêng chạy qua sủa bạch thầy, sao bạch thầy không vận dụng đạo tâm mà cảm hóa nó, cho nó trở lại nói tiếng con người?

– Tiểu đệ chưa hiểu thâm ý của nhà báo…

Theo ngu ý, muốn cảm hóa người nào thì phải nhập tâm người đó và nói chính giọng người đó. Với loài chó cũng vậy, mong cảm hóa được con chó thiên tài, thì bạch thầy càng phải học sủa cho thật thiên tài

– Mô Phật! Cao kiến, cao kiến… (Thầy tu cúi giập đầu lạy Chay Mala 3 lạy).

Kìa, con chó Taramys thiên tài đang chạy qua rồi kìa

 

(Màn hạ)

 

12 thoughts on “Chay Mala: Chay Mala, Thầy tu & Con chó Taramys của Ông Lớn

  1. Ngụ ngôn rất cay đắng, rất đau – nhưng cũng rất là hay! Vì nó cho ta hy vọng.
    Tôi nói cay đắng, vì một người mà “với tính cách con người thì nhà ngươi chưa xứng đáng làm chó; nhưng với tính cách chó, phải công nhận nhà ngươi đích thực là thiên tài”.
    Theo tôi không có cách nói nào cay đắng hơn.
    Nhưng ta phải đọc đằng sau ngôn từ, ta sẽ thấy ánh HY VỌNG.
    Không vào hang hùm sao bắt được cọp, người Việt đã có tục ngữ đó.
    Quan Lớn (không ám chỉ ai, mà là phổ biến) vì điều gì đó mà đã biến Taramys thành chó, ai sẽ biến Taramys từ chó thành người? Thay vì sủa, thì nói lại tiếng con người.
    Chính là Thầy tu.
    Thầy tu đã đạt đạo thì chưa đủ, mà phải qua thử thách đó.
    Tác giả khôn khéo cho thử thách 3 lần bị sủa, Thầy tu vẫn niệm Phật. Bởi nếu không vững tâm, Thầy tu cũng sẽ thành chó luôn.
    Chay Mala giỏi ở chỗ là mở ra tia hy vọng, vì cái chi tiết 3 lần thử thách đó.
    Rất tuyệt!

    * Cũng xin nói thêm là, tinh thần dám vào đời để cứu đời của Thầy tu.
    Ngụ ngôn có lẽ còn nhiều cái hay nữa, nhưng tôi tạm diễn đạt theo cách hiểu của tôi như thế.

  2. Đọc ngụ ngôn mà mình cứ nghĩ tới cái gọi là “BBT” tạp chí nào đó, sủa hết từ người này đến người khác. Xã hội Chăm nếu không vững như “Bạch thầy” thì càng thêm tan đàn xẻ nghé thêm. Họa vô đơn chí, phúc bất trùng lai. Chay Mala sâu sắc và thâm túy như vậy mới đáng là nhà văn, dám nói những điều mà xã hội đau… nhưng không dám lên tiếng. Hoan hô Chay Mala, nhà văn hiện thực chân chính.

  3. Không tính “ngụ ngôn” này.
    Xin hỏi, tác giả Chay Mala là ai sao mà văn phong mang mô-tuýp thù địch cá nhân? Các bạn viết bình luận trong này cũng thế. Một phần thì hô hào đoàn kết nhưng một phần thì rất đắc ý khi nghe có 1 bài viết đả kích 1 nhóm mình không ưa.
    Vậy đâu là sự yêu thương dành cho dân tộc? Niềm cao cả? Mà, thường ngày hay rôm rả?

    Inrasara.com có phải là 1 blog cá nhân không khi liên tục đăng những ý kiến ngoài lề? Trong khi đó BBT website hay chính cá nhân của nhà thơ luôn khẳng định không có ý kiến hay né tránh các vấn đề về Chăm?

    Xin cảm ơn.

  4. Chuyện con chó sủa và Thầy tu của Chay Mala không có chút gì dính đến BBT tạp chí nào đó cả, suy luận như vậy anh Putra Pantu hố rồi.
    Còn anh Ikan di Ram theo suy luận sai trước để mà phê bình sang đàng sang sá càng sai nữa. Ikan di Ram nên biết là nhà thơ Inrasara đã quá 54 tuổi đời rồi. Nếu không kính trọng thì cần tôn trọng tối thiểu.
    Các anh lạ nhỉ?!

  5. Xin cho nói thêm, tôi cũng tuổi con cháu nhà thơ thôi. Tôi nghề khác không nhờ vả gì Sara cả. Đây là diễn đàn dân chủ nhưng biết tôn trọng nhau. Tôi lấy ví dụ nhiều bài anh Bahasa viết lên web này cũng bị phê bình dữ, nhưng chú Sara vẫn đăng, dù là Sara với Bahasa là chỗ quen thân. Nhưng Bahasa không giận vẫn tiếp tục cống hiến.
    Khi viết trao đổi ta nên viết với chính người trao đổi trước đó, hay viết cho chính tác giả đó. Chớ chuyện ở đâu đầu mà viết phê phán người chủ web thì theo tôi không hay.
    Bỗng nhiên tôi nói hôm nay hơi nghiêm túc.

  6. @Jaluai:
    Cảm ơn đã góp ý. Nhưng nhận xét của anh cũng hơi bị hố, bởi trước đó tôi đã Không tính “ngụ ngôn” này rồi mà, cho nên tôi ko bám các comment ở trên thế nào là đúng hay sai.
    Chân thành thế thôi.
    Về bài học đạo đức, có lẽ mỗi người nên tự hỏi chính mình trước khi đưa ra lời “dạy” kẻ khác.

  7. @Japluai:
    Thêm.
    Đó là những câu hỏi, ko phải “phê phán”, đừng nặng lời nhau thế. Và, Nhà thơ đã trả lời ở Entry mới rồi.
    Chúc sức khỏe tất cả nhé!

  8. Tôi đồng ý với Ikan di Ram! Tôi quý anh.
    Anh phải “hỏi” mạnh bạo vậy thì bác Sara mới trả lời chớ.
    Anh nói cũng hay, nếu biết mình sơ suất đâu thì anh chịu nhún ngay.
    Bác Sara cũng rất cừ!
    Ahei IDR.

  9. Riêng cá nhân tôi thấy Jalo_panrang rất thông minh. Về điều anh suy diễn, xin cho qua. Còn lúc anh cho nhà văn Ít-na-xa “có tội”, anh đã hướng độc giả về bài thơ “SÁM HỐI” in vào dịp Katê là rất ý nghĩa.
    Đó là ý kiến độc đáo. Khi có chuyện ta hay tranh cái, chớ bài thơ này nhiều ý nghĩa lắm, các bạn ơi.
    Các bạn đọc lại đi.

  10. Dường như nếu ai không đồng tình với ý của bài viết được đăng thì có những cái tên quen thuộc ra lời đả kích ngay….khó hiểu??????

  11. @Putra!
    – Dường như là gì nhỉ?
    – Ai không đồng tình?
    _ Và ai quen thuộc đả kích nhỉ?
    Putra nói rõ hơn tí nhé, để mọi người tiếp thu ý kiến.

Leave a Reply to An Tu Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *