Nghĩ gì 07? Anh chị em Chăm có nên hơn thua nhau không?

1. Chuyện xảy ra lâu lắm, thuở Chamyouth.com. Năm 2004, có bạn viết: Về lịch sử thì PD giỏi hơn hẳn Sara, còn về văn học, nhà thơ Inrasara ăn đứt tiến sĩ PD.

Lại có dư luận bên ngoài bảo Inrasara đóng góp cho cộng đồng nhiều hơn các nhà khoa bảng Chăm. Rồi nhân vụ lùm xùm vừa qua, có bạn bảo về nghiên cứu thì Sakaya sâu hơn Inrasara.

Về tất cả nỗi ấy, tôi đọc được hay nghe thấy, mà buồn. Tại sao lại so sánh nhỉ?

Hơn dăm năm trước, tôi có bài viết: “Sự phiền toái của so sánh”.

So sánh với người ngoài nào đó đã không hay. Ở đây lại đi so sánh anh em Chăm với nhau!

Tôi thực lòng nghĩ, nếu có ai đó giỏi hơn tôi, đóng góp nhiều hơn tôi cho văn hóa dân tộc, thì quý hóa biết bao! Hay nếu giờ này có ai thay tôi làm Tagalau thì càng quý hóa hơn nữa.

Ai nhất thì tôi thứ nhì

Có ai hơn nữa, tôi thì thứ ba

Hay không thứ gì cả thì càng tốt.

Có thể nói, ngay tuổi tìm học và chút ít hiểu biết, chỉ có hai nhà văn gây cho tôi “ghen tị” là Dostoievski và Faulkner. Còn tư tưởng gia là Heidegger. Đọc họ, tôi luôn nghĩ mình không thể vươn tới đó. Thế là mình “ghen tị”. Nói đùa thế, chớ bà Trời cấu trúc tôi thiếu gien đố kị.

Còn với bất kì anh chị em Chăm nào đó, thì KHÔNG HỀ. Cả với người Việt cũng thế.

2. Tôi cũng không thích làm anh hùng. Năm 20 tuổi, suýt nữa tôi mua sách tập bắn súng. Tôi có ý định kia, vì nghĩ rằng biết đâu đến lúc nào đó, mình cần đến súng. Nhưng rồi tôi nghĩ: KHÔNG bao giờ tôi phải bắn giết ai đó.

Tôi có đánh nhau, khi còn trẻ. Từ năm 30 tuổi, tôi quyết KHÔNG xài đến tay chân nữa. Dù tôi có vài ngón võ trong túi, và lúc này vẫn đang thường xuyên tập luyện, giữ sức khỏe là chính (Tôi học lóm Vovinam ở anh Hảo, lóm Thiếu Lâm từ anh Tin, sau đó 6 tháng tôi chính thức qua lò môn võ này). Còn nếu có ai tấn công, cách hay nhất và duy nhất tôi chọn là – CHUỒN.

Tôi cũng không muốn làm anh hùng qua ngòi bút. Tôi có lên tiếng đây đó về chuyện xã hội và cộng đồng, nhưng tôi không coi đó là hành vi anh hùng. Vì tôi không muốn là anh hùng dưới mắt bất kì ai cả.

Sự việc vừa qua với Sakaya, ở thế buộc – tôi chỉ giãi bày mà không đưa lời nhận định. Để anh chị em, bà con hiểu nhau.

– Rằng Inrasara với tư cách nhà văn, không do Đảng đạo tạo, dù hiểu nghĩa “đào tạo” theo bất kì nghĩa nào.

– Tôi cũng không nhận tiền đầu tư hàng năm, với tư cách nhà văn.

Tôi tránh tối đa việc dùng lời nặng nề xúc phạm người khác hay làm ai đó tổn thương. Cả trong sinh hoạt gia đình cũng thế.

Nếu có người nào đó hay dùng lời lẽ tố cáo, do nghĩ rằng như thế là anh hùng – tôi không ý kiến. Với tôi, làm một ai đó tổn thương khiến tôi tổn thương nhiều lần hơn họ.

3. Từ hai ý trên, tôi rất ngán sự đấu đá HƠN THUA. Tôi lánh xa các cuộc tranh luận HƠN THUA. Trong “Thư gửi Chế Linh về Hội nghị Bàn tròn”, tôi đã nói rất rõ:

“Ở đâu có mùi phe phái, ở đó tôi tránh thật xa. Sara không dự cuộc chiến nào bất kì, nên không có chuyện thắng hay bại. Sara chịu thua ngay khởi sự.”

Các bạn nghĩ sao?

 

9 thoughts on “Nghĩ gì 07? Anh chị em Chăm có nên hơn thua nhau không?

  1. Hoi vien hoi nha van, Hoi Van nghe dan gia, Hoi van hoa Dan toc nhan kinh phi dau tu sang tac la binh thuong dau co gi la to cao nhau. Ong phe binh nguoi ta thi duoc nhung nguoi ta phe binh ong thi ong cho la to cao.
    Toi dong y voi ong la nghien cuu khong nen so do nhau, moi nguoi chuyen mot linh vuc. Khong co ai co the hieu het tat ca cac linh vuc duoc.
    Toi cung co hoc Karate hai nam, hien tai la dai nau.

  2. Kaka đồng tình với Sara, con người ta muốn giỏi thì không bằng cấp vẫn giỏi bình thường.Kaka cũng nghe dư luận nói nhiều về các vị học hàm, học vị người Chăm, kể cả thi sĩ đến người nghiên cứu cũng vậy ai so sánh như thế, thật tình rất đau lòng cùng là đồng tộc với nhau ai đó làm nên một việc gì có ý nghĩa cho cộng đồng thì mừng biết chừng nào. Sống trên đời không phải làm nên nghiệp lớn là người ta coi kính trọng đâu? Ai trong tộc Chăm tự coi mình là cao thượng bay giờ đâu, không ai cả. Trong lĩnh vực nghiên cứu hay trong sáng tác văn chương,viết ra để làm gì? Cho ai đọc? Viết như thế nào để thấu tình đạt lí là được. Từ xa xưa tới giờ rồi, tật xấu của người Chăm mình hay ghen tị, chanh chua với người khác, muốn mình giỏi hơn người ta, thử hỏi lòng xem giỏi để làm gì hay là kiêu ngạo “ta” là ông này ông nọ, đối với Chăm hay Kinh “ta” đóng góp như thế này thế kia. Không là gì cả miễn sao sống trong cộng đồng Chăm hay Kinh… gì đó được người ta tôn trọng là được. Kaka cũng thấy trên Web trong cộng đồng người Chăm hỏi hoc vị học hàm ông này với ông kia ai hơn ai, thật là…
    Bạn nghĩ như thế nào?

  3. Nhà văn Inrasara viết bài rất ngắn, ý tứ rất rõ mà Anhbathun hiểu sai thì tôi thấy kì lắm.

    – Hoi vien… nhan kinh phi dau tu sang tac la binh thuong:
    Đâu có ai nói bất thường đâu!
    Sakaya viết Inrrasara Hội viên Hội Nhà văn nhận đầu tư hàng năm, nhà văn Inrasara mới nói lại là KHÔNG CÓ.

    – Ong phe binh nguoi ta thi duoc nhung nguoi ta phe binh ong thi ông cho la to cao:
    Không có ai phê bình ai ở đây cả. S không có phê bình Inrasara, Inrasara cũng không phê bình S. Nhà văn Inrasara chỉ “giãi bày” để bà con 2 điểm: 1- anh không nhận đầu tư hàng năm 2-.anh không do Đảng đào tạo. Hai ý rất rành mạch.
    Có ai thấy ai phê bình ai ở đâu không? Còn việc Chuông Tử và Sakaya thì không bàn tại đây.

  4. Đồng ý với @Anhbathun phân tách chi li đúng đắn
    4 bài viết của bác Inra không phê bình ai cả, sao anhbathun cứ chăm chăm phê bình nhỉ?
    Bài “Nghĩ gì 07” cũng đâu có chê bai ai!!!

    Còn bác Inra nói về võ chủ yếu là để nêu ra câu sau: có võ cũng chạy (nếu tui thì tui không chạy), chớ đâu khoe gì. Mà anhbathun lại đi khoe mình cũng có võ!!! (À, mấy anh Chăm mình trên đai ĐEN nhiều lắm, nhằm nhò gì cái nâu)
    Đọc lại chữ: “học lóm”, “vài ngón trong túi” là đủ thấy bác đang tự đùa mình!
    Bác buồn quá nên bác nói đùa – tôi nghĩ vậy.

  5. Tôi thấy lối viết bình luận XUYÊN TẠC kiểu anhbathun, BBT không nên đưa lên. Tất cả 3 ý đều sai sự thật nội dung bài viết. Nó không chỉ làm ảnh hưởng cá nhân nhà thơ Inrasara mà còn làm hư web của Chăm.
    Kính

  6. Chăm vẫn còn cái kiểu hơn thua lắm. Tôi thấy Inrasara đã né lắm điều này, mà càng né lại càng bị đá như thế.
    Không biết thế hệ trẻ Chăm nhìn vào sẽ nghĩ gì? Inrasara hãy để cho các bạn trẻ Chăm đánh giá. Rất vui và kính trọng ông khi ông rất khéo léo trong ứng xử những chuyện như thế này.
    Tôi đọc qua blog cua sakaya, thật sự là thất vọng toàn tập. Inrasara chưa và không mún đụng chạm đến những chuyện như thế này, nhưng qua blog sakaya thì thất vọng cho sakaya quá.
    Bạn đọc hiểu ai là người thế nào. Những gì mọi người đang làm trên đây cũng là một bài học cho các bạn trẻ Chăm. Hơn thua không ích lợi gì cả, chỉ tổn hại cho nhau, tổn hại cho tâm hồn Chăm mà thôi.
    Mỗi người có mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau, tại sao không cùng bỗ trợ cho nhau nhỉ? tại sao k làm việc thiết thực nhất cho Chăm? Bà con Chăm có muốn nhìn những đưa con ưu tú của mình tranh luận rồi mất lòng nhau đâu. Sakaya đã đưa ra lời phản biện thiếu thuyết phục, lại còn mang tính hơn thua. Nhưng mà cũng hy vọng cho chuyện này sẽ không xuất hiện sau này nữa.
    Cảm ơn Inrasara, vì những gì khéo léo nhất trong ứng xử mà tôi đã quan sát qua những bài biết lâu nay.
    Xin được nói lại là bạn trẻ Chăm, bà con Chăm biết đánh giá những gì mà trí thức Chăm đang làm.
    Cam on

  7. @ thua biet anhbathun la nguoi the nao ma. Dao nay cung ngua tay… Khong co karate, chi co ruou chè!

  8. Pingback: Lượm lặt tin | Dahanhkhach's Blog

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *