Báo Đà Nẵng, 8-8-2011
“Có 500 năm như thế – Bản sắc Quảng Nam từ góc nhìn phân kỳ lịch sử” là tên cuốn sách của nhà báo Hồ Trung Tú, vừa được Nhà sách Phương Nam phát hành và ra mắt tại Đà Nẵng cách đây không lâu. Từ khi ra đời, tác phẩm đã tạo được dư luận đáng kể. Phóng viên Báo Đà Nẵng đã có cuộc trao đổi với tác giả Hồ Trung Tú về những vấn đề xung quanh cuốn sách mới này.
* P.V: Duyên cớ để anh nảy sinh ý định viết “Có 500 năm như thế”? Là một nhà báo, trong quá trình viết, anh sẽ gặp những thuận lợi, khó khăn riêng?
– Nhà báo Hồ Trung Tú: Tôi là một nhà báo, không phải là nhà nghiên cứu. Điều này vừa là thuận lợi mà dĩ nhiên phần khó khăn là không kể xiết. Thuận lợi là không để mình bị trói buộc vào các chuẩn mực chuyên môn. Có thể nhiều nhà nghiên cứu đã cảm nhận thấy vấn đề nhưng không thể bắt tay vào làm vì như đã nói, nguồn tư liệu rất hạn chế. Thêm nữa, tiếp cận đề tài mới thấy nó cần một nghiên cứu liên ngành. Chỉ một người nghiệp dư, amatơ như tôi mới đủ cái sự liều để lao vào một đề tài vô cùng khó này. Xét cho cùng đây vẫn là một phóng sự của một nhà báo. Các thao tác tôi thực hiện không khác thao tác của một phóng viên viết phóng sự điều tra. Và hơn nữa, nó thực sự bắt đầu từ một bài báo.
Đó là năm 1998, khi Mỹ Sơn làm kỷ niệm 100 năm phát hiện Mỹ Sơn, tôi đã viết một bài báo và vô tình đã có những cảm nhận rằng hình như một phần ông bà tổ tiên mình chính là những người Chăm làm nên Mỹ Sơn này. Ngay sau đó tôi đã dần nhận ra mình mà không làm sẽ không ai làm cả, các nhà nghiên cứu tập trung nhiều ở hai đầu đất nước, miền Trung như một vùng lõm trong nghiên cứu xã hội học; hơn nữa, đây là những băn khoăn về thân phận, về chính nguồn gốc cha mẹ mình, ví dụ như giọng nói người Quảng Nam, nó cần được lý giải một cách thấu đáo. Và thế là tôi lao vào tìm kiếm tư liệu. Tất cả cũng chỉ là những tư liệu cơ bản, không có gì mới, vấn đề chỉ là với góc nhìn mới chúng ta sẽ có cách khai thác tư liệu mới. Và sau khi công bố, tôi rất vui khi thấy quan điểm này được chấp nhận nhanh chóng. Không dễ gì ở Quảng Nam khi bảo một ai đó có nguồn gốc từ người Chăm!
* P.V: Hiện nay, dư luận về “Có 500 năm như thế” phần lớn hoan nghênh tác phẩm của anh, nhưng bên cạnh đó cũng có một số ý kiến tỏ ra “không vừa lòng” về tính “cảm tính của tác phẩm”, “về sự phủ nhận văn hóa Chăm” (phần cuối)… có người cho đó là sự “non kém” trong việc đọc và cảm tác phẩm, anh có thể lý giải?
– Nhà báo Hồ Trung Tú: Không dễ gì bảo một ai đó có tổ tiên không phải là người có cội nguồn từ phía Bắc đã vào Nam theo Lê Thánh Tông bình Chiêm và ở lại. Nếp nghĩ này đã ăn sâu vào nhận thức phần lớn chúng ta và thật khó đổi. Thậm chí, với đa số chúng ta những gì thuộc về Chămpa, Chiêm Thành, Chàm, Hời đều bí ẩn, đáng sợ. Sợ đến mức con trẻ thường được nghe dặn có thấy vàng Hời cũng không được nhặt. Nay bảo người Hời ấy chính là ông bà tổ tiên họ, tôi biết là điều không hề đơn giản. Sau rất nhiều những chứng minh, tôi đã hạ bút viết câu: “Vậy hà cớ gì chúng ta không thể nói một câu thật to rằng Mỹ Sơn chính là di sản của tổ tiên ta để lại chứ không phải của vương quốc Chămpa đã bị diệt vong ?
Đó là di sản văn hóa của người Việt chứ không phải là của một nền văn minh bị biến mất như trong các tờ rơi thường ghi!”. Khi viết vậy tôi đã nhắm đến sự phản tỉnh với khả năng gây xốc với người Việt. Thế nhưng rất không ngờ là một số bạn người Chăm lại bảo tôi vơ quàng Mỹ Sơn là của người Việt, và thậm chí có những lời nặng nề theo kiểu thực dân văn hóa. Theo tôi đó là báo động giả, lo một nỗi lo không có thật. Mỹ Sơn là của người Chăm – đó là sự thật không ai có thể thay đổi được. Vấn đề là người Việt, cụ thể là người Quảng, người Đàng Trong cần phải nhìn nó bằng con mắt khác. Nó thực sự là một phản tỉnh cần thiết. Vậy thôi. Vấn đề thực ra cũng không đáng để bàn, tôi nghĩ vậy.
* P.V: Không ít người đề cao “giá trị gợi mở” của “Có 500 năm như thế”, với 10 năm đầu tư cho cuốn sách ắt hẳn anh đã tích lũy được một pho khá dày về tư liệu và kinh nghiệm nghiên cứu. Anh có định tiếp tục những công trình sâu hơn?
– Nhà báo Hồ Trung Tú: Nhiều người hỏi tôi có làm tiếp nữa hay không, thực lòng tôi không muốn làm thêm nhưng xem ra có nhiều điều cũng sẽ như suy nghĩ cũ, mình không làm thì sẽ không ai làm cả, nên có khi tôi sẽ cố, nhưng thực sự lúc này thì chưa có dự định gì cả.
Thanh Tân (Thực hiện)
“Vậy hà cớ gì chúng ta không thể nói một câu thật to rằng Mỹ Sơn chính là di sản của tổ tiên ta để lại chứ không phải của vương quốc Chămpa đã bị diệt vong? Đó là di sản văn hóa của người Việt chứ không phải là của một nền văn minh bị biến mất như trong các tờ rơi thường ghi!”.
“Khi viết vậy tôi đã nhắm đến sự phản tỉnh với khả năng gây xốc với người Việt.”
Trả lời ph vấn không có hay.
Đoạn văn trênchứng tỏ tác giả tự thú mình viết theo phản ứng lệ thuộc vào ngoại cảnh rồi. Làm khoa học thì cố gắng viết sao cho chuẩn mực, chớ ko nên lệ thuộc vào ngoại cảnh tác động.
Phản tỉnh, rồi gây xốc…
Nhà thơ Inrasara cho phép tôi nói thêm câu này: Tôi đã đọc kĩ cuốn sách, nói như vậy không phải tôi đánh giá cuốn sách thấp đâu, ông Tú. Đó vẫn là công tình giá trị, rất đáng trân trọng.
Em đọc em cảm thấy bác Hồ Trung Tú có lộn giữa văn nghiên cứu và văn báo chí. Bác viết:
“… không ngờ là một số bạn người Chăm lại bảo tôi vơ quàng Mỹ Sơn là của người Việt, và thậm chí có những lời nặng nề theo kiểu thực dân văn hóa”.
Tại sao bác lại viết phiếm chỉ (không có nêu tên ai rõ ràng)? Em biết chỉ có Trượng Văn Món mới có ý như thế. Còn anh em Chăm viết trên Inrasara.com thì chỉ đề nghị bác giải thích thôi. Em đọc bài bác viết trên nguoicham.com phản bác lại TVM. Bài này thì bác có nêu tên cụ thể. “Thực dân văn hóa” nặng lắm đó! Anh TVM viết hơi hơi có ý đó nhưng không dùng chữ đó. Viết như vậy là bác tự gán nó cho mình. Em không hiểu bác nữa. Cũng như em không hiểu anh TVM muốn gì!!!
Em thấy cả hai đều sai.
Bỏ qua việc dùng chữ nghĩa không được chuẩn mực lắm ở khúc cuối, thì cuốn sách của bác rất giá trị.
Que huong toi o Binh Dinh , thuo xua la thanh Do Ban, noi hai hoa kien truc Viet Cham. Nhung thap Cham linh thieng bi an co dip den do lam long ban nao nao va thay thuong nguoi Cham lam.
Hoa vao lich su Viet Nam nguoi Cham la mot bo fan quan trong, la mau cua dat Viet.nho su hop luc cua tat ca cac dan toc Viet Nam chung ta da cung nhau day lui tat ca cac doi quan xam luoc hung manh thuoc bac nhat the gioi. Neu khong co su doan ket ay thi hom nay dat nuoc chung ta se ra sao chac ai cung hieu .chac chan la mot dat nuoc chia re, nho xiu la mieng moi ngon cho cac the luc ngoai bang. Toi thuong to quoc Viet Nam biet bao.
Tu ngan xua den gio chang may luc nao duoc yen. Bat chot thay la co dat viet tung bay noi xu nguoi trong nhung lan thi tho tai nang thi long boi hoi thon thuc ma nuoc mat tu nhien lan dai. Nhung tam guong vuot kho cua nguoi Cham cung lam cho moi nguoi ne phuc. Hhay cung nhau giu gin ban sac dan toc. danh mat no la ban danh mat tat ca.
Các bạn nên xem vấn đề ở tính nhân văn nhiều hơn (trừ câu: “…hà cớ…”)
Riêng câu: “hà cớ gì CHÚNG TA… chứ không phải CỦA Vương quốc Chămpa đã bị diệt vong” cần được xem lại cho chính xác, bởi lẽ anh Hồ Trung Tú đã có trả lời sau bài viết của anh Văn Món rằng khi anh dùng từ CHÚNG TA thì sau những lập luận chứng minh, anh đã cho mình và một số họ tộc hiện nay ở Quảng Nam (mà anh cho là những người rất khó để nhận mình là Chăm) là những con người mang trong mình dòng máu Chăm/là người Chăm!; Còn từ “CỦA” trong câu đó, theo anh HTT là nó không có. Vậy, nếu xét “CHÚNG TA” theo phương diện của anh HTT và đồng thời bỏ chữ “CỦA” trong câu đó thì vấn đề sẽ khác nhiều đấy các bạn à!
Tôi đọc cả hai bài của Văn Món (Sakaya) và của Hồ Trung Tú thì khách quan nói thế, chứ do ở tỉnh lẻ không có “Có 500 năm như thế” nên không biết có chính xác hay không, mong các bạn có đọc góp ý chính xác hơn.
Riêng tôi, vấn đề mà HTT đặt ra trong “Có 500 năm như thế” thể hiện tính nhân văn rất cao, nó giống như lối “luận” của người Mãlai đối với Urang Cam chúng ta vậy (chỉ dừng lại ở những giả thuyết). Tất yếu mối giao hoà về thời gian và không gian giữa những con người kia phải có, nhưng chứng cứ cho khoa học thì chắc… rất khó khăn và phức tạp! Vì vậy vấn đề một số họ tộc ở dải đất miền Trung hiện nay như anh HTT đặt ra, có thể nó cũng sẽ là sản phẩm của một mối giao hòa giữa Chăm – Việt theo các giai đoạn phân kỳ lịch sử. Bởi lẽ trong họ, tập quán và ngôn ngữ chỉ mang sắc Chăm – Việt. Vì vậy theo tôi, lối đi của HTT về vấn đề này là đúng hướng, còn chứng cứ khoa học hãy để cho thời gian… chứ không nên khẳng định là “Chăm không ở lại” một cách dứt khoát được.
Tóm lại, về khía cạnh nhân văn, tôi đồng cảm với cảm nhận của anh Hồ Trung Tú cũng như đồng cảm với một tác giả (cũng Xứ Quảng) với bút danh (…) Thảo mà tôi có đọc được bài báo trên “Kiến thức ngày nay” vào năm ’89 của thế kỷ trước. Câu kết thúc bài báo của (…) Thảo viết rằng: “biết đâu đó trong mỗi chúng ta vẫn còn có dòng máu Chăm đang chảy trong người”. Vâng, phảng phất đâu đó trên dải đất miền Trung còn có nhiều điều hơn thế (những vết tích ngoài Mỹ Sơn) mà chúng ta chưa thấu hết.
Chào thân ái và mở rộng vòng tay.
Tui muốn quên cái bài này! Cô phóng viên bảo em viết xong rồi anh trả lời giùm 2 câu thôi để đưa vào bài. Không ngờ tất cả chỉ có 2 câu! (câu thứ 3 chỉ là câu nói chuyện ngoài lề)
Nếu bác Inrasara có ý định giời thiệu những bài viết liên quan đến sách em thì không nên bỏ qua bài này 🙂
http://laodong.com.vn/Tin-Tuc/250-trang-cho-500-nam/51327
Vâng, chào anh Tú.
BBT đăng tất cả bài viết liên quan đến Chăm, miễn là bài đó có tính xây dựng. Và nhất là gợi ý cho thảo luận có ích cho sự phát triển cộng đồng, đoàn kết dân tộc.
Được anh giới thiệu cho biết là điều quý.
Chúc anh nhiều niềm vui
BBT