Nắng đã gọi em về, có lẽ
gió đã gọi em, và tiếng mẹ
em về miền cát trắng, miền gian nan
bỏ anh lơ ngơ xứ lạ, ừ
em về miền thơ dại
ừ, em về miền hạnh phúc
nơi không anh
không có anh không
anh mãi mãi
em đi và em xa
xa tay đưa, mắt nhìn
một anh giữa ngổn ngang chữ
mai anh cũng trở về, có lẽ
với gió, nắng và tiếng mẹ
cũng có thể sẽ gặp em, dù
ta cười nụ cười gượng, hay dù
bắt tay như thể chưa hề quen
nhìn nhau như kẻ có vợ có chồng
ánh mắt xua anh rơi ngược về bến bờ thơ dại
mai anh sẽ trở về, chắc thế
có nắng, gió và ấm nồng tiếng mẹ
nơi không em
anh gọi quê hương là em
là em là em là
em-là-quê-hương
mãi mãi…
Hi!
Anh Inra có sáng tác mới nữa nè!
Mún đùa với anh 1 bài thơ mới nhưng bực wá, em chơi thân tân hình thức kiểu anh ko nổi.
Anh đọc bài thơ đa thanh duy nhất của em thử nhen! Cần thiết thì em bỏ tòan bộ thơ của mình nhưng ko bao giờ bỏ bài này. có điều chẳng ai chịu nó nên cho đến bây giờ vẫn chưa ai biết em viết 1 bài thơ như thế.
Bạn đọc thân mến!
1. Lê viết “thơ đa thanh”. Đa thanh hay không, tốt hơn hãy để người thiên hạ đánh giá thơ của mình.
2. Lê viết “Anh ko thích thì xóa bỏ khỏi comment này”
Hơi NÓNG VỘI đấy nhé. Vậy thì tăng bạn Lê trích đoạn này:
Văn chương & Tư tưởng III-09
Hãy chờ đợi một cách khiêm tốn và kiên nhẫn, chờ đợi giờ phút khai sinh ánh sáng rực ngời mới lạ… Ở đây, thời gian không thể làm tiêu chuẩn đo lường. Một năm có kể gì: mười năm không là gì cả, khi mình là nghệ sĩ thì có nghĩa là không tính toán, không kể số, khi mình là nghệ sĩ thì có nghĩa là nẩy nở như một cây lá không hề bức thúc nhựa cây, đứng vững lại một cách tín thành trong tất cả những ngọn gió lớn của mùa xuân, không hề sợ hãi nao núng rằng mùa hạ không trở lại nữa. Mùa hạ nhất định sẽ đến. Nhưng mùa hạ chỉ đến cho những kẻ biết chờ đợi, chờ đợi một cách trầm lặng và cởi mở như là mình đã có cả vĩnh cửu trước mắt mình.
R. M. Rilke, Phạm Công Thiện dịch.
Ô kê anh Inrasara!
Thiếu nữ chăm ở hình trên kia là người yêu của anh phải ko? Nàng diện áo 2 dây, quần cộc lửng, đi giày bốp, vào vũ trường nhảy điệu ápxara thì hết sẩy.
Người ta ko chơi sách vở, kiểu đã qua sông, bỏ đò lại bến rùi mà viết gì cũng trích đọan.
Thôi thì mời anh Inra đọc thơ lục bát của Lê, tuy nôm na nhưng cả nước đang chờ đợi UNESCO bình chọn thơ lục bát là văn hóa phi vật thể của người Việt.
Bạn đọc thân mến
Theo quy ước từ trước:
– Từ nay trở đi, BBT sẽ không post các phản hồi mang tính cá nhân. Ví dụ như hỏi về “người yêu” hay “vợ nhỏ” gì gì đó. Cả bộc bạch đời tư ai đó. Cả tâm sự mang tính riêng tư cũng vậy.
– Phản hồi là phản hồi chung cho độc giả, chứ không riêng cho người chủ trang web là Inrasara. Các bạn nhớ cho. Bởi đây là website chung cho cả ccộng đồng Chăm và độc giả ngoài Chăm. Chứ không phải BLOG.
Thân mến
Inrasara
Ủa! Anh Inrasara cũng thích Phạm Công Thiện à!
Có 1 thời em mê PCT, mê đến mức về sau đệ tử của ông ta là chị Đặng Thị Trinh đi khắp thế giới dạy 1 pháp thiền gọi là Quán Âm do ông ta dạy cho chị ấy. Em bất mãn vì đệ tử của ông không ngây thơ như ông và từ bấy đến giờ em ko còn hứng thú đọc những trước tác của PCT.
HH
Chỉ vì đệ tử làm cái gì đó không vừa í mình mà đi ruồng bỏ ông thầy thì anh (chị) Hoàng Hải hơi hố đấy nhé. Bọn thanh niên miền Nam ai mà chả mê PCT.
BBT xin thông báo lại:
Có vài bạn đọc qua phản hồi hay đoán mò tên nickname nào đó là người này hay người nọ. Việc này nếu có đúng cũng hoàn toàn KHÔNG cần thiết, các bạn à. Vậy, nếu có phản biện thì hãy tranh luận với luận điểm được đề ra, phản bác lại luận điểm đó, bằng chứng cớ thuyết phục để thuyết phục người đọc nói chung và chính đối tượng mình phản biện.
Cám ơn.
Bai tho duoc viet ra rat dang doc.The ma co nguoi nham lan, that dang tiec! No lai dem “xau xe” nhau nhu mot con moi vao buoi tiec chieu. Sara qua thuc… toi nghiep!!!
DS ai óan bài thơ của anh Sara bị xâu xé, thế nhưng tui có thấy ai xâu xé nó đâu. Vấn đề là tui ko biết quê hương trong thơ Sara là cội nguồn (nói theo TCS) hay suối nguồn yêu thương vô hạn (PCT), là thiên đường mà con người đánh mất, hay quê hương đó chỉ là một làng quê của người Chăm như làng Chakleng – Mỹ Nghiệp,…
vấn đề là bài thơ ko được hay vì nó được viết theo thể tân hình thức. Những tình cảm lọai này thể hiện bằng giọng thơ tượng trưng với ngôn ngữ hàm lâm (như Chế Lan Viên ở Điêu tàn) thì hay hơn. Rõ ràng anh Sara ko đủ năng lượng để chơi mãnh liệt như thế.
Bạn Le Chan thân mến
Phản hồi của bạn có 2 điều cần đính chính:
– “Em là quê hương” không làm theo tân hình thức.
– “Quê hương” không là Caklaing hay một địa danh cụ thể nào đó. Đơn giản nó là “quê hương”. Cần hiểu thơ vượt qua “thông tin báo chí” là vậy.
Tạm giúp bạn vậy! Cố gắng học hỏi thêm và vui nhé!
Mến
Nhắc nhở Le Chan, nhà thơ Inrasara viết hơi thiếu. Tôi xin nói thêm:
Le Chan viết:
“bài thơ ko được hay vì nó được viết theo thể tân hình thức” là phát biểu sai.
Tất cả đề tài đều có thể và đã từng xuất hiện qua thể thơ lục bát, còn bài thơ có hay hay không là tùy theo tài năng của nhà thơ. Xưa nay thể thơ Đường luật cũng vậy thôi. Thể thơ tự do bao trùm mọi đề tài.
Thơ tân hình thức có rất nhiều tác giả dở sáng tác nhiều bài thơ dở, cũng vẫn có bài thơ hay, về nhiều đề tài khác nhau.
Nói vui: Le Chan cần học hỏi nhiều hơn nữa.
Bạn đừng buồn nhé.
Tôi có đọc đâu đó nhà phê bình NHQ ở hải ngoại phê phán là nhiều nhà làm phê bình rất ít nắm được vấn đề mình đề cập. Ông nói chắc do nhà trường XHCN đào tạo thiếu bộ môn triết học là môn học suy tư căn bản. Nhiều người làm thơ cũng mắc chứng bệnh này, khi phát biểu về thơ ca. Họ hay nói càn khi ít chứng minh được cái hay, cái dở của tác phẩm nào đó.