Hành hương em, thơ.

Inrasara
HÀNH HƯƠNG EM

Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1999.
Số trang: 76 trang; Khổ 14.5 – 20.5cm; Lượng in: 1.000cuốn;
Giá bìa: 12.000đồng.
Tập thơ chia làm 3 phần, gồm 20 bài thơ ngắn.

Dư luận:
*
Inrasara chứng tỏ một cây bút đang sung sức, đang đạt tới độ chín trong sáng tạo… Anh không nhằm giới thiệu mà khơi gợi cho ta những ấn tượng về một không gian văn hóa chung với những buồn vui, mất còn, những đam mê, trăn trở… Dù viết về đề tài nào thì anh cũng muốn đưa ra những lý luận riêng của mình. Vì thế, nhiều bài có sức gợi sâu xa.
Mai Liễu, báo Tân Trào, 11.1998.
*
Một giọng thơ hiện đại cùng cảm xúc mạnh mẽ, không chỉ với con người mà với cả đất đai vạn vật. Một sự góp mặt lặng lẽ nhưng rõ ràng rất đáng kể trong nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam.
Báo Thanh niên, 26.11.1999.
*
Dù thơ anh có thiên về nghiệm sinh, triết luận nhưng tâm hồn thi sĩ vẫn thể hiện. Trong con người thi sĩ ấy, luôn rạo rực và trào sôi khát vọng mãnh liệt, đủ để biến nỗi đau thành tiếng hát, biến nhịp tim buồn thành thổn thức lời thơ.
Nguyễn Vĩnh Nguyên, Báo Lâm Đồng, 24.06.2000.
*
Sau Tháp nắngSinh nhật cây xương rồng, dường như thơ Inrasara đang muốn tự bứt mình tìm đến một giọng điệu mới. Hành hương em – cuộc hành trình đầy nặng nhọc và có cả hoang mang của một trái tim sư tử, một kiếp phận lạc đà, nhưng có lúc, từ những nặng nhọc này đã cất lên một tiếng nói trong mát.
Báo Văn nghệ trẻ, 09.01.2000.
*
Chỉ trong bốn năm, Inrasara cho ra đời liên tục ba tập thơ. Với một giọng thơ tâm tình sâu sắc, Inrasara thể hiện rất rõ cá tính, bản lĩnh. Thơ anh đầy suy tư và chính vì vậy anh cũng hay triết lý về con người, cuộc sống. Bút pháp phóng khoáng nhưng lúc nào cũng chốt lại một tâm trạng, một cảm xúc, về mình, về con người, cuộc sống dân tộc, quê hương mình.
Lâm Tiến, Tạp chí Văn hóa các Dân tộc, số 07.2000.
*
Thơ Inrasara thật khỏe, không bi lụy mà như cây đại ngàn qua bão táp vẫn vươn lên đón nắng trời. Tiếng Việt của anh đạt đến mức điêu luyện. Đấy là thứ tiếng Việt phong phú, giàu biểu cảm, được sử dụng uyển chuyển đến mức tài hoa, điều mà không nhiều lắm tác giả người Kinh có được.
Hà Văn Thùy, Tạp chí Văn hóa – văn nghệ Công an, số 11.2000.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *