Văn chương & Tư tưởng II-45

Thơ, ngôn ngữ và ngôi nhà gắn chặt với định mệnh của thi sĩ.


* Thơ Glơng Anak trước cửa Không gian Văn hóa Chăm tại Hà Nội, 5-2010 – Photo Inrajaya.

Không có dân tộc nào ở bất kì thời đại nào trong một vùng đất nào lại không có ngôn ngữ và thơ. Truyền miệng hay khắc trên đá, in lên giấy hay đăng lên mạng, còn thô sơ hay đã phát triển cao độ, thơ luôn có mặt. Nó tồn tại cùng với nỗi thăng trầm của lịch sử dân tộc. Khi một dân tộc không sinh ra nổi một thi sĩ, dân tộc tộc đó sa đọa, mất hồn. Khi một dân tộc đánh mất ngôn ngữ (ngôn ngữ sống), dân tộc đó tiêu vong. Thơ ca – qua ngôn ngữ – lưu giữ hồn cốt dân tộc xuyên thế hệ. Có thể dân tộc không có chữ viết, không có lịch sử (lịch sử ẩn trong huyền sử), không cần hội họa hay kịch nghệ,… nhưng nó không thể không có thơ ca. Thái độ chối bỏ thơ mang tính phổ quát của con người hôm nay không gì hơn sự đánh mất chiều kích nhân loại. Chiều kích như là cuống rốn vô hình kết liên con người với mặt đất. Không phải bởi thời hiện đại rộ tràn phương tiện vui chơi giải trí, mà thơ ca được/ bị xem như một trong những; càng chẳng phải bởi thời hiện đại mở ra nhiều ngành khoa học, trong đó thơ ca là bộ phận cấu thành. Sự thể phát sinh từ nhìn nhận của con người về thơ như một đối thể, một món giải trí đơn thuần, hay một trong vô số bộ môn văn hóa được dạy trong nhà trường, được chăng hay chớ. Mà chưa nhận ra tận nền tảng thơ là thuộc con người. Trầm trọng hơn – thuộc định mệnh của con người.
Inrasara, “Thơ như là con đường 2”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *