Hội thảo Di sản văn hoá và Giải pháp số hoá không gian di tích diễn ra ngày 25-3-2010 tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Inrasara là khách mời.
*
Hà An ở báo Tổ quốc” Di sản văn hoá và giải pháp số hoá không gian di tích bình luận:
“Nhà thơ Inrasara Phú Trạm bức xúc vì ngôn ngữ Chăm đang bị mai một. Ông chia sẻ: “Một công trình kiến trúc bị tàn phá, người ta có thể phục chế và tôn tạo để người đời sau thưởng lãm; một nền văn học không còn thế hệ kế thừa sáng tạo, nhà nghiên cứu có thể sưu tầm, dịch thuật để đưa vào thư viện lưu trữ; nhưng một ngôn ngữ “sống” bị mất đi, thì nhân loại hết còn cơ hội phục hồi nó.
Dân tộc Chăm đã sáng tạo một nền văn học dân tộc phong phú và đặc sắc, nhưng sau hai trăm năm không được chăm sóc, đã bị thất tán rất nhiều. Đến nỗi ít ai biết đến nó. Dù các áng văn hay nhất của nền văn học đó đã được chép thành văn bản và đang được treo trang trọng trong các ciet sách của hầu hết gia đình Chăm, non nửa thế kỉ qua thôi, các ciet sách này đã mất mát nhiều. Với tốc độ cuộc sống đương đại, chúng càng bị biến nhanh hơn nữa. Sau 25 năm sưu tầm, sao chép và nghiên cứu, tôi đã phần nào làm cho nó sống dậy. Hỏi, nếu không hành động nhanh và chuẩn xác, nền văn học đang bị bỏ quên ấy sẽ ra sao? Ai còn nhớ đến nó?”
Ở báo Tuổi trẻ, “Số hóa không gian di tích: Bảo tồn di sản giả hay thật?” Hà Hương bình luận:
“Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara (Phú Trạm) mở đầu hội thảo bằng hàng loạt báo động về việc bảo tồn văn hóa Chăm. Những bộ phận lộ thiên của kiến trúc Chăm đang dần bị thời gian mài mòn, còn người tham quan thì giẫm lên các di chỉ đang nằm dưới lòng đất.
Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Inrasara cũng cảnh báo về không gian kiến trúc tôn giáo trong văn hóa Chăm. Nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời thì tương lai điêu tàn của các công trình này sẽ không còn xa nữa”.
*
Chương trình Hội thảo khoa học ngày 25-3-2010 diễn ra cả ngày tại Viện Bảo tàng lịch sử – Hà Nội: “Di sản Văn hoá và giải pháp số hoá không gian di tích” do Trung tâm Công nghệ thông tin thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch tổ chức, ông Mai Linh- Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin chủ trì.
Gồm 7 tham luận:
1. Gs.Ts. Ngô Đức Thịnh (Viện Nghiên cứu Văn hóa), “Truyền thống văn hóa biển cận duyên của người Việt”
2. Inrasara (nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm), “Kiến trúc tôn giáo Chăm từ quá khứ đến hiện tại, vấn đề bảo tồn và phát huy môi trường ‘sống’”
3. Phó Gs.Ts. Tống Trung Tín (Viện trưởng Viện Khảo cổ học), “Một số kinh đô tiêu biểu của Việt Nam”
4. PGs.Ts. Đinh Khắc Thuân (Viện Nghiên cứu Hán Nôm), Giá trị về lịch sử mĩ thuật và văn hóa của văn bia”
5. Nguyễn Hữu Thông (nhà nghiên cứu), “Vị trí và đặc điểm của làng truyền thống trong cấu trúc đặc trưng của đô thị Huế”
6. PGs.Ts. Nguyễn Quốc Hùng (Cục Di sản Văn hóa), “Di sản văn hóa thế giới ở Việt Nam, các tiêu chí công nhận và bình chọn”
7. Ts. Nguyễn Mạnh Cường (Viện Nghiên cứu Tôn giáo), “Sự khác biệt căn bản giữa kiến trúc nhà thờ Công giáo với kiến trúc của các tôn giáo khác”
8. Nguyên Ngọc – nhà văn, nhà Tây nguyên học & Ngô Thảo – nhà phê bình, phát biểu miệng.
9. Và 3 tham luận về “Giải pháp số hóa không gian di tích” của các chuyên gia trẻ.
Các ông bà khen Phú Trạm hơi quá. Theo nguồn tin đáng tin cậy, có một nhà khoa bảng người Chăm nói rằng Phú Trạm chỉ biết làm thơ viết văn thôi chứ không biết làm khoa học. Vì danh tiếng của Phú Trạm quá lớn nên đã gây choáng cho nhiều người.
Tôi không hiểu nhiều về văn hóa Chăm. Lời thật mất lòng, mong các ông bà lượng thứ.
Ới cái ông Trọng này, nói như vậy mà cũng nói. Ông bảo không biết về văn hóa Chăm, vậy mà mới nghe một nhà khoa bảng nói mà đã tin. Mắc cười thiệt chớ. Ông ta nói anh Sara không biết làm với mục đích gì? Biết làm khoa học là thế nào? Anh Sara mà không biết làm khoa học? Nói vậy mà ông tin, kì vậy chớ!
@ Trọng:
Bạn dẫn chứng như thế là không có cơ sở và hoàn toàn thiếu thuyết phục: “Theo nguồn tin đáng tin cậy…” nguồn tin nào? ở đâu?
Nhưng ngay khi có người nào đó nói thế thì cũng chả có gì là nghiêm trọng, và tôi tin Sara cũng chẳng bận lòng về điều này vì tôi biết anh không bao giờ chấp nhất những điều nhỏ nhặt.
Với những thành quả về văn học Chăm được xã hội công nhận và vinh danh, Sara xứng đáng được nhiều người yêu quý, khen ngợi.
Điều này cũng rất bình thường.
Vị (Trọng) này phát ngôn bừa bãi, tùy tiện, không (bao giờ) có chứng cứ và tự xem thường bản thân mình.
Những gì Sara đã làm cho dân tộc Chăm quá nhiều, nhưng đổi lại anh nhận được gì.
Sara chẳng biết gì khoa học thì sao có những công trình nghiên cứu và mới đây anh được nhận được giải thưởng Phan Châu Trinh, phải chăng hội đồng giải thưởng này không biết khoa học? chỉ bao nhiêu đó thôi thì Vị này cũng đuối lý rồi, khỏi phải nói nhiều.
Xưa nay người Chăm hay ganh ghét nhau, ít công nhận thành tích của nhau. Nhưng bệnh này giảm hẳn trong thời gian gần đây, vì họ nghĩ rằng họ cần đoàn kết. Theo tôi chẳng có vị khoa bảng nào nói cả, chẳng qua là chiêu thọt gậy bánh xe của những người không thừa nhận sự cố gắng của dân tộc Chăm trong quá trình hội nhập thôi.
Riêng về Sara, tôi thường mang anh ra khoe với những người bạn Kinh của tôi và họ họ rất hào hứng với thông tin này.
Tôi chẳng nghe ai nói, muốn nhìn vào những gì người ta làm và tôi nhìn thấy Sara đã làm nhiều thứ.
Chúc Sara và gia đình vui khỏe, cả anh Trần Can nữa nhé (tôi chỉ là đọc giả và cũng đọc nhiều bài viết của anh, rất hay, rất cảm động).
Anh có làn da trắng,
nhưng anh chẳng chối mình có dòng máu Chăm
(Xin lỗi Sara vì sửa thơ anh) và còn bao nhiêu người như anh nữa Trần Can ơi.