Logic hình thức ngôn ngữ luôn quy định tư duy, từ đó sai khiến hành động con người. Lối phát biểu rất lạ của chúng ta: người Chăm – người Bàni (làm như người Bàni không thuộc tộc Chăm!), chữ Chăm – chữ Bàni (làm như chữ Chăm không phải là của Chăm Bàni), hay Trường ca Chăm – Bàni… Lối phát biểu đó khuôn định đầu óc chúng ta ngày này qua ngày khác đã tạo cho chúng ta các hành vi, ứng xử phân biệt. Hay khi dùng thuật ngữ: Akhar Cham klak – Chữ Chăm cổ thay vì Akhar thrah – chữ truyền thống để chỉ thứ chữ đang được dạy cho con em học thì vô hình trung đặt nó ở phía đối trọng với chữ Chăm mới – mà mới chắc chắn tiến bộ hơn rồi – mặc dù chúng ta không bao giờ muốn vậy. Hoặc khi cứ lải nhải mãi Chăm mất đoàn kết, Chăm đố kị là chúng ta đang tự ám thị mình và rồi sẽ như thế thật.
Nhưng có thực sự Chăm mất đoàn kết hay đố kị?
(1981)