Tagalau 5
sáng tác – sưu tầm – nghiên cứu Chăm
Còn có tên khác: Nắng Panduranga
Chủ biên: Inrasara
NXB Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2005.
208 trang, khổ 14,5 X 20,5 cm. Giá bìa: 20.000 đồng.
MỤC LỤC
Tagalau: Lời mở
Văn xuôi:
Trà Vigia – Bàu Trúc
Đồng chuông tử – Chuyện hai thằng bé
Hồng Loan: Lỡ đường
Jalau Anưk: Trăn trối
Phan Kan: Trùng dương dậy sóng;
Thơ: Trầm Ngọc Lan, Vũ Trọng Quang, Bá Minh Trí, Jaya Hamu Tanran, Lê Vĩnh Thân, Lê Sa, Phan Kan, Đồng chuông tử, Nguyễn Trung Bình, Yamy, Jalau Anưk, Inrasara.
Thơ tiếng Chăm: Jaya Hamu Tanran, Đàng Thị Mộng Mơ, Phutra Noroya, Cahya Mưlơng, Trà Ma Hani, Riya Riya.
Nghiên cứu – phê bình:
Inrasara: Chuyện chữ
Phan Kan: Cuộc tình không trở lại
Chế Vỷ Tân: Tìm hiểu nguồn gốc các địa danh
Phan Đăng Nhật: Nhiệm vụ sưu tầm-nghiên cứu sử thi Chăm
Nhiều tác giả: Trao đổi xung quanh bài viết Thực trạng xã hội… của Nguyễn Văn Tỷ
Guga: Bài học đầu tiên (cảm nhận về Muk Thruh Palei)
Sưu tầm:
Phutra Noroya: Huyền thoại Po Inư Nưgar
Tagalau: Ariya Muk Thruh Palei, nguyên tác và bản dịch tiếng Việt.
Nhạc – Họa: Đàng Năng Thọ, Chế Kim Trung, Quãng Đại Hội, Khánh Vinh, Đàng Năng Hòa, Phú Mân.
Trang văn trẻ: Huy Tuấn, Lưu Quang Bông, Ngọc Lễ, Quãng Ngũ, Nguyễn Thiên Đông Y, Đạ Rờ Lâm, Diễm Sơn.
Cảm nhận văn hóa Chăm: Đàng Năng Hòa: Âm nhạc-múa trong lễ Rija; Inrasara: Múa Cham; Kay Amưh: Ngày tháng người Chăm và quan niệm của họ về cưới hỏi; Diễm Sơn: Tâm hồn Chăm qua Ariya; Đạo Văn Chi: Lễ nhập Kut của người Chăm; Huyền Hoa: Để trở thành một thiếu nữ Chăm hài hòa…; Não Cùi: Tính liên tục trong hiểu biết về văn hóa dân tộc.
LỜI MỞ
Bốn năm đi qua, kể từ Tagalau số đầu tiên ra mắt bà con Chăm và bạn đọc. Bốn năm với bao thắc thỏm, gian khó – Tagalau luôn có mặt, kịp lễ hội và, kịp chờ đợi của lòng người.
Hôm nay, Tagalau 5 lại đến kịp mùa Rija Nưgar – lễ đầu năm Chăm lịch.
Nhìn trở lại Tagalau 4, ngoài sáng tác đầy nhiệt huyết của các bậc chú bác thế hệ đi trước: Cahya Mưlang, Châu Văn Kên,… còn có sự góp mặt xôm tụ dồi dào của cây viết mới: Đồng chuông tử, Jalau Anưk,… là cuộc duyệt xét các mặt trái trong sinh hoạt xã hội Chăm của Nguyễn Văn Tỷ, đã gây chú ý đặc biệt trong dư luận Chăm.
Trong Tagalau 5, tác giả Nguyễn Văn Tỷ hồi đáp thắc mắc của bạn đọc, giải minh các nghi hoặc, đồng thời mở ngõ cho vấn đề mới, vừa mang tính chiều sâu đồng thời ích lợi thiết thực cho cộng đồng hơn. TsKH Phan Đăng Nhật, sau ba số vắng mặt, nay trở lại với bài viết sâu sắc về sử thi Chăm.
Về sưu tầm, Tagalau 5 gửi đến độc giả gia huấn ca nổi tiếng trong kho tàng văn chương cổ điển Chăm: Kabbon Muk Thruh Palei, nguyên tác và bản Việt ngữ của Inrasara; bên cạnh phần giới thiệu khai mở các khía cạnh còn ẩn giấu bên trong thi phẩm cổ nhân, của Guga.
Vui – khi chúng ta đón nhận các bài thơ của hai nhà thơ cách tân sáng giá: Vũ Trọng Quang và Nguyễn Trung Bình. Vui hơn nữa, Tagalau kì này giới thiệu thêm bảy khuôn mặt văn nghệ mới: Phú Mân, Lưu Quang Bông, Huy Tuấn, Diễm Sơn, Ngọc Lễ, Đạ Rờ Lâm, Quãng Ngũ; nhất là vài vị thuộc thế hệ đàn anh tưởng mai danh ẩn tích mãi mãi, bất chợt xuất hiện trở lại: Đàng Thị Mộng Mơ, Quảng Đại Hội, Não Cùi,…
Quả một duyên kì ngộ đầy chất thơ, mà Tagalau chính là nơi chốn trao đổi, gặp mặt. Cứ mong mãi được vậy…
Và, nhằm nâng cao chất lượng Tuyển tập, Ban sáng tác trẻ mở Cuộc thi truyện ngắn trên Tagalau; hy vọng qua đó, phát hiện những cây bút văn xuôi khác, góp mặt vào khu vườn văn chương chung.
Tagalau.