Thân tặng Thu Phi
– Anh ngồi chơi đi.
Mai nói, mời tôi ngồi, khuôn mặt hiện lên nỗi vui mừng như anh em lâu ngày gặp lại. Mai rót nước mời tôi. Trời nắng chói chang của mùa hè làm mắt tôi cứ muốn nhíu lại vì bụi và nắng.
Nhìn khuôn mặt em thánh thiện quá. Đôi mắt sáng, hàng mi cong mỏng manh, thoạt nhìn chắc không ai nghĩ là em có dòng máu Chăm đọng lại trong người sau mấy trăm năm.
– Anh uống nước đi. Anh tìm chỗ em có khó không vậy?
– Ừ, cảm ơn em. Lâu quá không qua đường này nên anh không nhớ rõ đường thôi. Nhưng đi tìm chỗ ở của em không khó đâu. Trước đây anh từng ở khu vực này mà.
Không biết tôi và em quen nhau từ khi nào, chỉ nhớ tôi được biết em qua người bạn. Rồi tôi nhận được lá thư em gửi. Dù đã nhận nhiều lá thư nhưng có lẽ lá thư này làm tôi không thể quên được. Tôi thật bất ngờ và bị cuốn hút bởi những dòng tâm sự em viết. Đầu dòng là một dòng chữ Chăm Latinh: “xalam xaai!”
– Lạ, sao em biết câu chào bằng tiếng Chăm?
Đọc, tôi mới biết được về em và cội nguồn của em.
Ngày xưa tại vùng Indrapura này thuộc vương quốc Champa, sau đó người Kinh đến, trở thành chủ nhân của vùng đất mới này. Trong khi đó, người Chiêm xuôi về Nam đến với vùng Panduranga để sống. Một số người Chăm vẫn ở lại và cộng cư với người Kinh. Họ mang có họ là Ôn, Ma, Trà, Chế… Trong quá trình cộng cư hòa huyết giữa một số người Kinh và Chăm đã hình thành nên nhóm người mà người ta hay gọi là Kinh Cựu. Những người này vẫn sống tại vùng Inrapura. Thời gian cứ trôi đi, thế hệ trước ra đi nhường chỗ cho thế hệ sau và sau nữa. Tâm thức về dân tộc Chăm dần dần chìm vào lãng quên và rồi không còn ai nhớ rõ về cội nguồn. Cái còn tồn tại mãi qua các thế hệ đó là tên họ. Ít ai hiểu vì sao mình lại mang họ Ôn, Ma, Trà, Chế…Rồi từ đó họ mới tìm hiểu về tên họ của mình. Và sau đó…
Những nhóm người cùng họ tập hợp nhau lại thành tộc họ, sinh hoạt thờ cúng chung. Họ tự nhận mình là Chăm.
Em có nói với tôi là em họ Trà. Thuở nhỏ ba hay dẫn em ra Mỹ Sơn dạo chơi. Lúc đó em còn nhỏ nên không biết gì cả. Khi nhìn vào những đống gạch đổ nát dưới chân tháp kia, em thấy ba tựa đầu vào thành tháp mà khóc. Lúc đó em chỉ biết ôm ba và ngước nhìn ba mà không hiểu gì cả.
Cho đến khi lớn lên, ba vẫn dẫn em đi dạo quanh Mỹ Sơn. Rồi ba nắm chặt hai tay em và hỏi: con biết mình là ai không?
Em tròn xoe mắt nhìn ba mà không hiểu sao ba lại hỏi như vậy. Sau đó ba chỉ vào những ngọn tháp kia và nói đó là những ngọn tháp mà tổ tiên ta đã xây dựng. Em ngơ ngác hỏi: “Nhưng đó là của người Champa mà ba?”.
“Đúng thế, đấy là những ngôi tháp linh thiêng được tổ tiên ta xây dựng nên để thờ cúng vua và những vị thần linh”. Cha quay lại và nói với em một cách tự hào rằng: cha con mình là Chăm đó”.
– Và anh biết không, mới nghe câu đó em thấy đầu như mình như quay cuồng. Tổ tiên mình là Chăm ư? Em có cảm giác như bao nhiêu câu chuyện về người Chăm mà em được nghe đều hiện về vùng đất huyền thoại và linh thiêng này. “Từ lúc nhỏ ba đã dẫn em đi lên tháp và bây giờ cũng như vậy. Em như choáng ngợp trước vẻ đẹp huyền ảo của Mỹ Sơn linh thiêng và càng buồn hơn khi nhìn thấy những đống gạch kia từ những ngôi tháp đổ, và những pho tượng bị mất đầu đang phơi mình trước mưa nắng. Trông nó điêu tàn quá anh à! Em có bất ngờ và em cũng rất vui khi biết gốc tích của mình. Vậy ra ba Mai là người Chăm, Mai cũng là người Chăm và tổ tiên mình chính là người Chăm.”
Lúc đó em có hỏi ba là bây giờ người Chăm ở đâu thì ba nói là ở xứ Panduranga vùng Ninh Thuận, Bình Thuận bây giờ. Ngoài ra vì nhiều lý do khác nhau khiến cho họ phải sinh sống nhiều nơi như Bình Định, Phú Yên, Châu Đốc, Đồng Nai, Sài Gòn, Bình Phước…
– Anh biết không từ đó em suy nghĩ, suy nghĩ nhiều lắm anh ạ. Rồi một hôm em quyết định đi tìm hiểu về cội nguồn và dân tộc mình. Bố đồng ý cho em đi.
Rời quê vào Nam, mang bao là câu hỏi vào trong đầu cứ làm em thổn thức. Chuyến tàu dọc miền Trung càng làm em thấy nao nao bởi những ngọn tháp Chàm lúc ẩn lúc hiện từ xa xa.
Đọc xong lá thư của Mai, tôi có cảm giác như có một sức kéo nào đó lại gần giữa tôi và Mai vậy. Những linh hồn Chăm từ mấy trăm năm xui con cháu gặp mặt nhau!
Trước mặt tôi là một cô bé đang bập bẹ từng chữ cái của người Chăm Akhar thrah. Nhìn vào mắt em tôi cảm thấy tự hào và ấm áp vô cùng. Mình đang nhận lại đồng tộc mình sau sự xa cách mấy trăm năm sao? Câu hỏi tự nhiên xuất hiện trong đầu tôi.
Em nói là ước mơ lớn nhất của em cũng như ba em là được đi khắp plei Chăm, được hòa vào dòng người trong lễ hội Rija Nưgar, lễ hội Katê, lễ hội Ramưwan, được lên tháp Chàm.
Hôm nay tôi gặp em cũng với mục đích đó. Đặc biệt em muốn được tôi dẫn đến các plei, những cái tên em đã được nghe qua sách vở hay ba kể lại.
– Cảm ơn anh rất nhiều. Vậy là mai sẽ được về khắp plei Chăm mình rồi.
Anh biết không, ngày nào em cũng tập đọc và viết bằng chữ Chăm trong cuốn tự học tiếng Chăm đó. Nhưng mà em phát âm chưa được tốt cho lắm.
Tôi có chỉ em phát âm từng chữ: Gak, em lại phát âm là Kak, Ghak em đọc là Gạ…Nhìn em tập đọc chữ rất khó khăn, nhưng đôi mắt em ánh lên một quyết tâm rất lớn.
– Anh ạ, em sẽ cố gắng học cho được chữ Chăm mình. Và em sẽ không còn nói chuyện với anh và dân tộc mình bằng ngôn ngữ khác nữa.
Tự nhiên tôi chợt thoáng buồn khi suy nghĩ về thế hệ trẻ Chăm hôm nay. Không biết thế hệ trẻ người Chăm hôm nay có bao nhiêu người biết về ngôn ngữ dân tộc mình. Vậy mà có người vì tên họ thôi, vì chút dòng máu Chăm còn đọng lại mấy trăm năm vẫn quay lại tìm về cội nguồn, quyết học tiếng mẹ đẻ!
– Em đã gặp nhiều người anh chị, hỏi họ biết chữ Chăm không, thì ai cũng lắc đầu và số người biết chữ Chăm em gặp hầu như không nhiều. Có người không biết viết chữ Chăm mà cứ làm tài viết mấy kí tự không giống chữ Chăm tí nào cả. Hình như họ không biết hổ thẹn với chính bản thân mình. Em cũng thấy buồn lắm anh ạ! Em trĩu đôi mắt ngấn nước buồn bã nói với tôi như thế.
Tôi quý em có lẽ cũng vì lý do đó. Em biết vui khi nghe người Chăm được nhiều người biết đến với nền văn hoá rực rỡ, trình độ dân trí khá cao. Em biết buồn khi nhìn thấy thế hệ trẻ không quan tâm nhiều đến văn hoá cha ông mình, khi thấy họ ngày càng xa rời với ngôn ngữ Chăm. Em muốn mình là một thiếu nữ Chăm, được mặc áo dài Chăm hòa vào dòng người cùng đón lễ hội của dân tộc.
Thế là tôi và em làm một cuộc “thân chinh” về các plei. Panduranga dần hiện ra trước mắt chúng tôi. Ven đường quốc lộ là những căn nhà nhỏ bé của ngôi làng Chăm. Hình ảnh đó không thể lẫn vào đâu được kể cả trong tâm tưởng của em.
Tôi dẫn em vào plei Caklaing, một ngôi làng có truyền thống lâu đời và nổi tiếng với nghề dệt thổ cẩm.
– Em đã nghe tên plei này lâu lắm rồi, sách viết về làng này khá nhiều anh ạ.
Tôi liền hỏi thử em – Thế em biết gì về tên này không?
Mai nhanh nhảu đáp: – Dạ, em có biết qua truyền thuyết. Đấy là tên của Ong Paxa – Muk Caklaing, cặp vợ chồng đã có công nuôi dưỡng Po Klaung Girai từ lúc nhỏ. Sau đó được truyền ngôi và làm vua người ta gọi là vua Po Klong Girai. Đây là vị vua có công rất lớn trong việc phát triển kinh tế của người Chăm đặc biệt là qua việc làm các đập thủy lợi để tưới tiêu cây trồng mà ngày nay nó vẫn còn được sử dụng như đập Nha Trinh. Sau này để nhớ đến ơn dưỡng dục của ông bà nuôi, ngài đặt tên làng này là Caklaing.
– Sao anh lại cười?
– Ồ không, anh cười vui và mừng vì em cũng biết đến truyền thuyết này chứ không có ý gì cả.
– Em không biết, chỉ nghe ba kể lại mỗi lần đến Mỹ Sơn. Chứ thật ra em cũng chưa biết gì về plei Caklaing cả.
– Anh này, anh có nhìn thấy ngọn núi kia không?
– Một ngọn núi lớn và hai ngọn núi nhỏ đó hả?
– Dạ, đúng rồi. Nó trông giống như những ngôi tháp Chăm quá anh ha. Ngọn núi đó tên gì vậy anh?
– Đúng rồi, anh cũng thấy nó giống lắm. Núi này tên là núi Cabbang, người Việt gọi là núi Chàbang. Em có nghe truyền thuyết về ngọn núi này không?
– Dạ chưa, anh kể em nghe đi.
– Truyền thuyết về ngọn núi này gắn liền với Po Nai, một công chúa người Chăm được vua cha gả cho một vị hoàng tử người Raglai, nhưng Po Nai không ưng hoàng tử này. Vì thế, Po Nai bèn nghĩ cách trốn vua cha và hoàng tử người Raglai, đi vào rừng sâu tu hành. Hoàng tử người Raglai khi nghe tin, nổi giận bèn lấy tên bắn quả núi nơi Po đang tu hành khiến nó nứt đôi. Từ đó người Chăm gọi ngọn núi này là Cabbang.
Tôi chở em qua Bal Caung, nơi từng là kinh đô một thời của vương quốc Champa, sau đó qua tiếp plei Hamu Craukcũng nổi tiếng về gốm.
– Người dân ở đây thờ Po Klaung Can phải không anh?
Tôi ngạc nhiên – Sao em biết?
– Em có đọc sách, nói là Po Klaung Can vốn là bạn thân của Poklong Girai từ thuở nhỏ, ông được nhân dân ở đây tôn làm ông tổ nghề gốm.
Có lẽ Mai đã khiến tôi phải bất ngờ về về sự hiểu biết của mình. Hai chúng tôi dừng xe tại cánh đồng, nơi những người dân đang nung gốm dưới cái nắng gắt của Phan Rang. Những làn khói bốc lên hiện rõ khuôn mặt lam lũ, nhọc nhằn của người dân nơi đây. Mai đến gần xem bà con nung gốm, hỏi thăm bà con một lát rồi chúng tôi tiếp tục lên xe qua Bal Riya, Pabblap, Bauh Dơng, Cauk, Bauk Dana, đến Hamu Tanran, Rơm…
Chặng đường kế tiếp của chúng tôi là Katuh. Tôi chợt nhớ đến cuộc hành trình của một vị hoàng thân Chăm trong trường ca Bini-Chăm, chàng đã đi khắp đất nước để tìm dấu chân của người tình đến từ xứ sở La Mecca, và để lại sau lưng là quê hương ly tán, loạn lạc. Để rồi sau đó không còn gì trong tay, mất tất cả: quê hương – người tình. Một trường ca thật buồn.
– Anh đang nghĩ gì vậy? Tôi giật mình.
– À, tự nhiên anh chợt nhớ đến hình ảnh của một vị hoàng thân Chăm ngày xưa trong bản trường ca Bini – Cam.
– Chắc làng này có nhiều truyền thuyết lắm anh ha.
– Anh không biết, theo anh thì mỗi plei Chăm đều gắn với nhiều sự tích và truyền thuyết khác nhau.
Chúng tôi leo lên đồi cát Nam Cương, trời vào chiều cùng với làn gió từ biển thổi vào nên rất mát. Bãi cát dài thấp thoáng xa xa như những chuỗi truyền thuyết cứ nối đuôi nhau trở về đây. Mai đang đứng nhìn cảnh biển trời quê hương và như đang đứng giữa dòng truyền thuyết dân tộc từ ngàn xưa ùa về.
Trời chiều nhạt nắng, chúng tôi qua tiếp plei Cwah Patih.
– Anh ơi! Sao gọi là Cwah Patih vậy?
Cwah Patih tiếng Chăm mình gọi là cát trắng, nên theo anh nghĩ là ở đây có nhiều bãi cát trắng trải dài trên những đồi núi cát nên gọi là Cwah Patih.
Đến Cwah Patih chúng tôi ghé thăm nhà Thu Hiền, cô bạn học cũ thời đại học. Sau đó nhờ Hiền dẫn chúng tôi đi dạo quanh plei, thăm giếng Đực-giếng Cái. Vì em nghe nói nhiều người biết đến làng này qua hai giếng nước này.
Thấm thoát cũng đã hai tuần trôi qua, vốn từ tiếng Chăm của Mai đã khá hơn, đã dần dần giao tiếp được bằng tiếng Chăm và viết được chữ Chăm. Tôi rất mừng vì em đã có sự tiến bộ khá nhanh.
Ngày mai chúng tôi sẽ trở vào Sài Gòn để tiếp tục theo đuổi mơ ước của mình. Vì thế hôm nay chúng tôi đến thăm lại các tháp Chăm như Po Rome, tháp Hòa Lai (Ba Tháp), tháp Po Klaung Girai.
Chiều nay trời Phan Rang bỗng đổ mưa, lúc này tôi và em đang trên tháp Po Klaung Girai. Em chỉ tay ra xa xa ngọn núi kia và hỏi tôi rất nhiều.
Trời vẫn mưa, cái nắng oi của mùa hè Phan Rang đã dịu đi, và những ngọn tháp Chăm không còn rực lửa trên những đồi cao nữa mà bây giờ đang thỏa thích tắm mình trong mưa.
Em tựa vào vai tôi và nhìn ra xa…
Isvan men
Bai viet rat xuc dong. Urangmaycham khong cam duoc nuoc mat khi doc truyen ngan cua ban. Cam on rat nhieu. Urangmaycham dang cho doc tiep nhung bai viet ke tiep cua ban.
Hôm nay lang thang web ưa sara, tình cờ thấy lại bài viết của mình. Thấy những dòng comment của bạn làm mình vui ghê. Mình muốn được trải nghiệm về Chăm nhiều nhiều để có những bài ứng ý nhất, sẽ cố gắng để chúng ta cùng chia sẻ.
Tình cờ tôi đọc được truyện ngắn của anh trên một tạp chí văn hóa dân tộc. Tựa đề truyện ngắn ấy làm tôi suy nghĩ mãi, “ Trở về nguồn cội”. Phải chăng đó là lời tâm sự muốn gửi gắm cho thế hệ chúng tôi, những đàn em của anh. Quả thật đọc xong những dòng viết ấy, cốt truyên ấy cứ vẫn đọng lại trong tôi và nó bắt tôi phải suy nhìn lại chính bản thân của mình. Tôi tự đặt câu hỏi “ Liệu mình có thể làm được như thế không” , tìm lại nguồn máu của mình, tìm lại tổ tiên mình. Tôi thật sự ghen tỵ với nhân vật Mai trong câu truyện của anh. Và tôi nghĩ mình cần làm một điều gì đó, dù không lớn lắm nhưng vẫn sẽ được một phần như Mai đã làm.
Tôi là một người Chăm chính gốc, ông bà tôi người Chăm, ba mẹ tôi, cả hai đều là người Chăm, và tôi cũng mang trong mình dòng máu Chăm. Chính vì thế tôi ghét những ai ruồng bỏ dòng máu Chăm của mình, và thực sự quý mến những người như Mai, biết quý trọng dòng máu Chăm của mình.
Tìm lại nguồn gốc tổ tiên chính là tìm lại lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa,… những giá trị mà tổ tiên Chăm để lại. Nói điều này ra, tôi cũng cảm thấy hổ thẹn vì chắc gì bản thân tôi đã tìm hiểu và hiểu biết đuược nhiều như thế. Nhưng nếu cả cộng đồng thanh niên Chăm, tri thức Chăm cùng chung sức tìm lại những giá trị văn hóa của cha ông, biết tìm lại nguồn máu của mình thì chắc hẳn nền văn hoă của dân tộc mình không bị suy mòn đi. Đây cũng chính là tâm sự của anh, người đang muốn thế hệ chúng tôi hãy tìm về nguồn cội của mình, dòng máu Chăm của mình bằng chính sự nhận thức và bằng một trí tuệ Chăm.
Tôi đang sống và học tập trong cộng đồng của người Việt, vì thế tôi càng ý thức hơn điều mà mình phải làm. Tôi phải làm sao để văn hóa, dòng máu Chăm trong người không bị trộn lẫn bởi những văn hóa khác. Phải giữ vững con người Chăm trong mình.
Đã có một người hỏi tôi rằng: “ là người Chăm, tôi có cảm thấy tự hào về điều đó không”. Tôi mỉm cười và trả lời : “ không biết người khác thế nào nhưng riêng tôi lại thấy đó là một điều hạnh phúc nhất và tự hào nhât. Và tôi nghĩ nếu ai đó hiểu biết được nền văn hóa Chăm thì chắc hẳn các bạn điều phải cảm thấy ghen tỵ với nó
Tôi cảm thấy thực sự buồn khi nhìn thấy những tri thức trẻ Chăm hiện nay đang quay lưng lại với nền văn hóa của mình, tiếng nói của mình. Và tôi nghĩ rằng lí do mà một ai đó muốn quay lưng hay chối bỏ nguồn gốc của mình, chắc hẳn không phải do bị lối sống hiện đại cuốn hút, mà nó nằm ngay chính bản thân của người đó. Vì họ không thấy được niềm tự hào là người Chăm, họ cảm thấy tự kỷ khi mình là người Chăm. Và điều này đã giết chết ước muốn tìm lại nguồn gốc Chăm của họ.
Tôi hy vọng những ai đã và vẫn đang tìm cách chối bỏ dòng máu Chăm trong mình, nếu vô tình đọc được câu chuyện tìm về nguồn cội của Mai thì mong rằng: câu chuyện ấy sẽ làm ai đó nhìn lại bản thân và cảm thấy hổ thẹn vì cách cư xử, suy nghĩ của mình.
Riêng bản thân tôi, vẫn mãi tự hào vì là người con Chăm, và luôn đem niềm tự hào đó vào trong cuộc sống, học tập và mai này, một ngày nào đó, vì niềm tự hào ấy, tôi sẽ phải làm cuộc hành trình tìm về cội nguồn như Mai đã làm.
Cháu Nhubinh viết hay lắm. Cần có nhiều người suy nghĩ như cháu, suy nghĩ và làm. Tác giả truyện ngắn này cũng còn khá trẻ, tôi biết. Nên tôi hy vọng nhiều vào thế hệ các cháu. Có vài lời xin chia sẻ.
Bài viết rất hay, xúc động. Lâu lắm rồi mới đọc được bài hay như thế. Cảm ơn các bạn đã cho tôi cảm giác rất Chăm.
Đã đến lúc chúng ta cần gạt bỏ sự tự ti để cùng sánh vai với các dân tộc Hoa, Kinh…. và cả thế giới. Chúng ta có làm được điều đó không? hay mãi tự xem mình là những người thiểu số, mãi chờ những chính sách của nhà nước? Chúng ta còn thiếu gì?
Thưa các bạn, thôi tôi chúng ta chỉ thiếu ý chí và mắc phải căn bệnh nói nhiều làm ít, hay tự hài lòng với thực tại.
Thưa các bạn, khi chúng không tự hào về dân tộc mình và chuyển nó thành kiêu hãnh. Chúng ta không tự tôn trọng mình thì làm sao mọi người tôn trọng mình. Tự hào dân tộc, tìm về đúng cội nguồn là cách tự tôn trọng mình.
Tôi rất tâm đắc với câu của Jaka ” thay vì tự hào về Chăm, Phải học và sống( làm việc) để Chăm tự hào”.
Thân chào đòan kết.
Harajatha.
Bài viết của a thực sự rất sâu sắc! e thích bài viết này. Ko có mấy người có được suy nghĩ như anh đâu. Khi đọc xong bài viết của a, e thấy e cần nhìn lại bản thân minh, phải chăng e cũng đã quên mất nguồn cội của mình!
Em thực sự rất thích bài viết này! Em nghĩ rằng giới trẻ ngày nay không có mấy người có được nhân thức sâu sắc như anh. Sau khi đọc xong bài viết này,em thấy mình cũng cần phải nhìn lại bản thân mình! Liệu em có phải là người đang đánh mất nguồn cội của mình hay ko?
chao ban thuluan! Duoc biet ban la nguoi Nùng. Nghe bạn tâm sư về bạn về dân tộc bạn, toi thây rat vui vì cứ nghĩ một bài viết nho nhỏ này giúp cho cac ban tre Cham co dip nhin lai minh, khong ngo ghé thăm và email cho tôi. Chuc ban co nhung trai nghiem dep khi quay lai tim nguon coi cua minh
Bài viết của anh thật sự khiến mỗi con người trăn trở về cội nguồn của mình! Một nên văn hóa Chăm đầy bản sắc. Những con người Chăm tài năng thật đáng để mỗi người con như chúng ta tự hào.