A wander over to Chakleng from a Saigon cafe

Song ngữ Anh – Việt
Vĩnh Hải thực hiện
A WANDER OVER TO CHAKLENG FROM A SAIGON CAFE

Inrasara, whose Vietnamese name is Phu Tram, was born in 1957 in Chakleng, a Cham village in My Nghiep, Ninh Phuoc, Ninh Thuan province. He has taken the utmost pains to study the culture and society of the Cham people. His great research works comprise of 10 volumes of Champa literature (5000 pages), three dictionaries of which he is a co-author (Cham – Vietnamese, Vietnamese – Cham, Cham – Vietnamese and Cham for school) and an essay: Cham culture and society, studies and dialogues. He is also editor-in-chief of Tagalau, a Cham magazine (specializing in Cham language creative works, compilations and research).
In 1996, at the age of 40, he published The Sunlight Tower, his first anthology of poems. It won an award from the Vietnamese Writer’s Association in 1997. Next he published The Birthday of Cactus (winning an award from the Vietnamese Ethnic Association of Literature and Performance Arts in 1998), Pilgrimage to you, The Purification Festival in April (winning the Asian Literature Award in 2005 ) and Inrasara – Poems for Children in 2006… He also works as a novelist and a literary critic.

*
Winter had just started in Saigon with a mildly cold dawn. Without knowing the other was doing the same, both Inrasara and I ordered hot drinks in Dau An Café at the end of Co Bac Street, district 1, Saigon. This is one of Saigon’s rendezvous for coffee. It has an atmosphere similar to the name of the cafe, “the Imprint” (Dau An). Within its calm and peaceful space right in the heart of a bustling city, Inrasara and I became wanderers in heart and soul in the direction of a rural village, 300 kilometers away, that is a Cham village filled with spirituality, mystery and beauty like the beauty imbued in Inrasara’s poetry.
– Let’s start, poet Inrasara!
– “I haven’t got anything really urgent.” Just call me Sara, please.
– Ok! Sara means “salt”, doesn’t it?

Wandering 1
Tempted by a rally classic view, I walked behind
The young woman has the walking posture of a desert bird
For twenty years I cannot stop my sleep-walking
.
(The foreword for the anthology Pilgrimage to you)
After reading this verse, I suddenly become doubtful. ‘The young woman’ I can understand, but she ‘has the walking posture of a desert bird’, which sounds mysterious and exotic. Please help me interpret it!
Inrasara: Why does poetry have to lean on the bare reality? There might or might not be a type of desert bird. Similar is the case of “ The howl of a sea cobra” in The Purification Festival in April; a literary critic has rejoined that there was not such a creature. Many a time, it is in the non-being place the poetry exists. It exists right in the heart and soul of the poet. There used to be an artist who specialized in painting creatures which exist only in literature. That is a good thing to do. “The young woman has the walking posture of a desert bird” is an image embodying the beautifulness that has not ever existed. I have pursued it and “For twenty years I cannot stop my sleep-walking.”

Wandering 2

“Oh tower! Twenty years away from homeland
At the back of the poem page of me there has been
A staggering human destiny.

– What about the destiny of the tower?
Inrasara: The tower carries in itself the destiny of history. Cham people are intoxicated with playing, “keen to play even in suffering”, then when they started becoming rich, they built towers; they really did that. All their wealth and intellectual strength were stacked into the tower. But the tower does not exist forever, it also swirled in the whirlwind of inconstancy. This is the ephemerality of all human-made constructions. Though Cham civilization was so great, it was still ephemeral. During the upheaval of history, Cham civilization was one among hundreds of civilizations of which there are now only tiny fragments, easily forgotten.
– Here and there in your poems, your tower is now the sunshine tower, now the isolated tower and now the coldness tower. You often use the metaphor of tower, such as “You/Darling come back in the posture skinny like an ancient tower”. Is it a form of obsession?
Inrasara: My tower is the Cham multi-faced tower. The tower reflects the depth of my heart. The term “obsession” cannot be used here. The tower has formed the memory and brought forward the destined life of my literary work, so it could be said that the tower “everlastingly exists” in my heart. That is why “at the back of the poem page of me there has been a staggering human destiny”.

Wandering with the Lu River
Rivers and bamboo clusters abound in Cham villages. That is the strongest impression of my home village. The Lu River embraces my village from West towards North and then flows eastward. As for South, it is mountain. “In the South there are mountains, in the North there are rivers” is the ideal standard for a Cham village. In the Lu River of former years, villagers set up small and big dams for irrigation. The Lu River, with its many swimming beaches, was the main river where the cleansing rituals were held. “Lu River with the field in my home village/ is like Shiva with the world/ Shiva creates and destroys/ Lu River floods and also brings alluvium”. Since the irrigation projects it can be said that the river of my hometown stopped existing. “When Lu River was driven into planned currents/ it stopped causing floods/ and at the same time it stopped increasing alluvium.” Now Lu River is a straight-flowing river in which the resources of fish and prawn are not as bountiful as before. There is no more alluvium, gone are the hundreds of bamboo clusters of poetic childhood. That makes me frustrated, expressed in the sentiment of “shaky skinny arm of the hollow statue of Shiva/ the half of the gouged smiling mouth of Apsara/ with the collapsible leaning shape of Yang Pakran tower…”

Three wandering seasons

“Dry April the hedge green with green cacti
Rainy July wild tagalau in purple blossom
Cold December sunny plum hills
Three seasons in our homeland are all three seasons of wandering.

Tagalau – the Cham language magazine – means “Thao Lao” in Vietnamese, that is the “Bang Lang” tree. Tagalau and cacti are symbols of the land of all year round sunshine and sand; they are ready to blossom in spite of suffering and loneliness.
– Suffering and loneliness?
Inrasara: It is because they grow on arid land and sand hills. Have you seen the sand hills in Ninh Thuan? When it is windy, sand will cover the cacti and tagalau, and when the wind and sand change their direction, they will be revealed. If there is a big storm, the whole bush may disappear. That is the uncertainty of the destiny of fauna in the semi-desert land. It is the sand that divides and disconnects them. Isn’t that suffering and loneliness? “Separation sends people far away from one another and into loneliness,” Huy Can writes. My verse reads, “The cactus is like a food-begging monk who wandered, following the steps of unseasoned wind/ going astray into the hillside of my homeland and being imprisoned in sand”.

With the legend Glang Anak

“Mother breastfed me with the breast of sad folk songs
Father brought me up with the moon covered in foggy legend
Grandpa brought me up with the moon covered in foggy legend
Village brought me up with the shadows of kites, the soul of crickets and the sound of the wooden bell calling buffaloes
.”
(“The child of Earth”)
Glang Anak is a Cham historical poetic saga that echoes with heroic tragedies, mysteries and legends, I have known it by heart since I was a little child. It was a world of everyday stories of wars, loss, endurance and progress… but they have all been made into the form of legends.

– In real life, what is love like for Cham people?
Inrasara: When I was young , my junior paternal uncle was about 18 or 20. He was a tiller. Each afternoon, after tilling the land, he walked over 15 kilometers to see his love. In the Cham language, it is called “mu-in saung dara” that means to go courting a girl. He was away all night and only came home at dawn. Consequently, all day he had to try to help his eyes wide-open when following the plough. His father scolded and threatened him severely and made him promise not to do it again. But only three or four days later, he again absconded. Just read an old verse:

“The buffalo pulled the plough over the edge
He did not care to call it to stop
The buffalo pulled the plough across the spring
He did not utter even a sound to call it to stop
”.
He was supposed to call, to make the buffalo stop, but he could not, because he was too busy missing his love.

– When it came to your love time with “and I love You, Darling/ I look at you deeply with the eyes of tower at night/ I kissed you fervently with the lips like ocean waves/ I hugged you intoxicatingly with the embracing arms of hot sand’ Singing the traveller’s wintry song”, the love seemed to be modern and much more feverish. Perhaps the love by your junior paternal uncle cannot be comparable?
Inrasara: They are just similar! The difference is only through literary expressions that are different according to times and generations.

– Briefly, one who is sitting at a place can still wander leisurely to another place, I have the feeling that I have already been to Chakleng, please give my hello to Lu River, to Cham towers and many varieties of desert flowers.

INRASARA: CÀ PHÊ SÀI GÒN, PHIÊU LÃNG CHAKLENG
Vietnam Logistics Review – báo song ngữ.
Vĩnh Hải thực hiện.

Inrasara tên tiếng Việt là Phú Trạm, sinh năm 1957 tại làng Chăm Chakleng – Mỹ Nghiệp, Ninh Phước, Ninh Thuận. Anh là người bỏ công nghiên cứu văn hóa xã hội Chăm một cách toàn diện nhất. Công trình nghiên cứu lớn của anh gồm: 10 tập Văn học Chăm (5000 trang); viết chung 3 cuốn từ điển (Từ điển Chăm – Việt, Từ điển Chăm – Việt, Từ điển Việt – Chăm dùng trong nhà trường); tiểu luận Văn hóa – xã hội Chăm, nghiên cứu và đối thoại; đồng thời chủ biên tập san Chăm: Tagalau – Tuyển tập sáng tác, sưu tầm, nghiên cứu Chăm.
Tháp nắng, tập thơ đầu tiên được in khi anh 40 tuổi (1996), tập thơ đã giành được giải thưởng của Hội Nhà văn năm 1997. Sau Tháp nắngSinh nhật cây xương rồng (Giải thưởng Hội Văn học – Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, 1998), Hành hương em, Lễ tẩy trần tháng Tư (Giải thưởng Văn học Asian, 2005), Inrasara – Thơ cho tuổi thơ (2006),…
Ngoài ra anh còn viết tiểu thuyết và phê bình văn học.

Sài Gòn chớm đông, cái lạnh đã thường trực vào mỗi sớm mai, nên không hẹn mà cả hai, tôi và Inrasara đều gọi nước uống nóng, trong quán cà phê Dấu Ấn nằm cuối đường Cô Bắc. Đây là địa điểm khá đắt khách, khá sang trọng và cũng khá ồn ào. Chúng tôi trò chuyện về một làng quê cách đây hơn 300 cây số, một làng Chăm đầy tâm linh, u uẩn và đẹp trong thơ Inrasara. Câu chuyện có vẻ không ăn nhập gì với khung cảnh, nhưng rồi bất chấp sự ồn ồn của thành thị, câu chuyện “quê mùa” của chúng tôi vẫn vô cùng phiêu lãng…

*
Xin bắt đâu nhé, thưa nhà thơ Inrasara!
– “Tôi chẳng có gì trầm trọng lắm”. Cứ gọi mình là Sara thôi.
Đúng rồi, sara nghĩa là muối phải không?

Phiêu lãng 1: Với chim sa mạc.

“Cám dỗ bởi cái nhìn rất cổ điển, tôi bước theo
người thiếu phụ có dáng đi của loài chim sa mạc
hai mươi năm rồi tôi chưa dừng nổi bước mộng du”
.
(Lời mở đầu tập thơ Hành hương em).
– Đọc câu này lòng tôi bỗng nghi hoặc quá, thiếu phụ thì đành rồi nhưng dáng đi của loài chim sa mạc lại rất mơ hồ, siêu thực. Xin Sara lí giải dùm tôi?
Inrasara: Thơ làm gì cứ bám thực tế lù lù. Loài chim sa mạc có thể có, có thể không. “Tiếng hú của loài hổ mang biển” trong Lễ tẩy trần tháng Tư cũng thế, một nhà phê bình đã bắt bẻ làm gì có loài đó. Nhưng lắm khi, chính nơi không có đó thơ có mặt. Sự thể tồn tại ngay trong tâm hồn và trí tưởng nhà thơ. Đã có một họa sĩ chuyên vẽ các loài động vật chỉ có mặt trong văn chương. Đấy là việc làm hay. “Người thiếu phụ có dáng đi của loài chim sa mạc” là hình ảnh, biểu trưng cho cái đẹp chưa hề tồn tại. Mình đuổi theo nó và, “hai mươi năm rồi chưa dừng nổi bước mộng du”.

Phiêu lãng 2: Với tháp.

“Ơi tháp! Hai mươi năm tha hương
Bề sau trang thơ tôi vẫn con lãng đãng
Số phận người”

– Số phận của tháp ra sao Sara?
Inrasara: Tháp mang trong mình số phận của lịch sử. Chăm là một dân tộc ham chơi, “chịu chơi cả trong đau khổ”, nên khi vừa bắt đầu giàu lên là họ xây tháp, làm thật. Tất cả của cải, tinh hoa trí tuệ dồn vào nó. Nhưng rồi tháp đâu tồn tại vĩnh cửu, nó cũng xoay trong lốc vô thường. Đây chính là sự mong manh, nỗi mong manh của mọi công trình nhân loại. Văn minh Champa vĩ đại là vậy nhưng nó cứ mong manh. Trong cuộc biến thiên của lịch sử, văn minh Champa là một trong số cả trăm nền văn minh chỉ còn các mảnh vụn, sẵn sàng bị lãng quên.

– Ở chỗ này chỗ kia trong thơ, tháp của Sara khi thì là tháp nắng, khi là tháp hoang, tháp lạnh. Sara cũng rất hay sử dụng hình ảnh tháp để ví von: “em về dáng gầy cổ tháp”. Đó là bị tháp ám ảnh chăng?
Inrasara: Tháp của Sara là tháp Chàm muôn mặt. Tháp phản chiếu nội tâm của mình. Ở đây không thể dùng từ ám ảnh. Tháp đã làm nên ký ức, hình thành sinh phận văn chương của mình nên có thể nói, tháp “thường trụ” trong lòng mình. “Bề sau trang thơ của tôi vẫn còn lãng đãng / số phận người” là vậy.

Phiêu lãng 3: Với sông Lu
Sông và lũy tre có mặt dày đặc ở Caklaing, có thể nói là nhiều nhất trong các làng Chăm. Nó tạo nên cái đẹp rất nổi bật về làng quê mình. Sông Lu ôm bọc làng mình từ mạn Tây sang hướng Bắc rồi chảy về phía Đông. Còn phía Nam là núi Chà Bang. “Sơn hướng Nam, giang hướng Bắc” là tiêu chuẩn của làng Chăm. Sông Lu xưa, dân làng ngăn thành nhiều cái đập lớn nhỏ dùng để tưới tiêu. Sông Lu có nhiều bến tắm, là con sông chính để tổ chức lễ tẩy trần. “Sông Lu với cánh đồng quê tôi / như thần Shiva với thế giới / Shiva sáng tạo và hủy phá / sông Lu làm lũ lụt và bồi phù sa”. Từ sau 30-4, Nhà nước chủ trương vạch dòng qui hoạch, từ đó con sông làng mình kể như không còn nữa. “Khi sông Lu được vạch dòng qui hoạch / nó hết làm lũ lụt / cùng lúc thôi bồi phù sa”. Bây giờ sông Lu chỉ còn là một dòng thẳng băng, mất cả nguồn tôm cá, phù sa, và tiêu luôn trăm lũy tre thơ mông. Nó làm mình hụt hẫng, như thể hụt hẫng trong “chênh vênh cánh tay gầy tượng Shiva khoét rỗng / phần nửa chừng nụ cười bị khoét rỗng Apsara / dáng sắp nghiêng đổ tháp Yang Pakran…”

Phiêu lãng 4: Ba mùa quê hương

“Tháng tư khô – bờ xanh xương rồng xanh
Tháng bảy mưa – bằng lăng rừng nở tím
Chạp lạnh sang – đồi mai vàng rực nắng
Quê ta ba mùa, đủ ba mùa phiêu lãng

Tagalau – tập san Chăm có nghĩa là Thao lao tức bằng lăng. Bằng lăng và xương rồng là biểu tượng của vùng đất quanh năm cát nắng, biểu tượng cho sự chịu đựng, tính khiêm tốn và dâng hiến, nó sẵng sàng nở hoa dù phải chịu bao trắc trở, nó đau khổ, cô đơn.

– Đau khổ và cô đơn ư?
Inrasara: Bởi vì, nó mọc trên vùng đất khô cằn và trên đồi cát. Bạn đã biết đồi cát Ninh Thuận chưa? Khi gió nổi, cát sẽ phủ trùm lên cây và khi gió cát xoay chiều, nó lại trồi lên. Gặp trận bão lớn thì có khi cả lùm cây biến mất. Cái bất trắc của thân phận cây ở giữa vùng đất bán sa mạc là vậy. Chính cát đã chia cắt, làm cho chúng mất liên lạc với nhau. Đó không phải đau khổ, cô độc sao? “Chia biệt người xa từng xứ cô đơn”, Huy Cận viết thế. Thơ Sara: “Cây xương rồng như nhà sư khất thực theo vết chân gió trái mùa lang thang / lạc bước qua triền đồi quê tôi để chịu bị cầm tù trong cát”.

Với huyền thoại Glơng Anak

“Mẹ nuôi tôi bằng bầu sữa ca dao buồn
Cha nuôi tôi bằng cánh tay săn Glơng Anak
Ông nuôi tôi bằng vầng trăng sương mù huyền thoại
Plây nuôi tôi bằng bóng diều, hồn dế, tiếng mõ trâu

(Tháp nắng)
Glơng Anak là một trường ca thế sự của người Chăm, mang âm hưởng bi hùng, u uẩn và nhuốm màu huyền thoại. Mình thuộc lòng nó từ thuở ấu thơ. Đó là thế giới của chuyện đời thường: chiến tranh, mất mát, chịu đựng, xây dựng,… nhưng cũng rất huyền thoại.
– Xin anh kể cho nghe một câu chuyện lãng mạn nhất trong một trường ca Chăm.
Inrasara: Đó là mối tình giữa hoàng thân Chăm Bàlamôn và công chúa Islam trong Ariya Bini – Cam. Trường ca dài 162 câu ariya – lục bát Chăm. Công chúa Islam muốn truyền đạo Hồi vào đất Chăm, hoàng thân dù yêu say đắm nàng nhưng sợ khi tiếp nhận tôn giáo mới, đất nước sẽ loạn li, nên vừa chiều lòng người yêu, đồng thời vừa cố ngăn nàng truyền giáo. Cuối cùng nhân vật này đã đánh mất tất cả: người yêu, tình bà con lối xóm và quê hương. Cuộc tình một chiều này đã đưa cặp tình nhân đi qua nhiều vùng đất với chiến tranh, chia li, mất mát. Thời gian và không gian đan xen, đồng hiện. Nhân vật thoắt vui thoắt buồn, chợt say chợt tỉnh. Ngôn ngữ hàm súc mà bay bổng, tinh tế mà vẫn cuồn cuộn tràn bờ.

– Còn ngoài đời thực, tình yêu của người Chăm diễn ra như thế nào?
Inrasara: Hồi mình còn nhỏ, có ông chú nông dân lúc đó khoảng 18-20 tuổi. Mỗi chiều sau khi cày xong, ông cuốc bộ mười lăm cây số để đến với người yêu. Tiếng Chăm kêu là mư-in saung dara: đi chọc gái. Chú đi suốt đêm, mãi mờ sáng mới mò về. Thế là ban ngày phải rán mở mắt hết cỡ mà đi theo cày. Chú bị cha kêu, bảo se nói cho mẹ biết. Nhưng chỉ được vài hôm, chú lại tiếp tục mò đi. Thử đọc qua đoạn thư cổ:

Trâu kéo cày qua bờ
Chẳng buồn lòng “họ” trâu dừng lại
Trâu kéo cày qua suối
Chẳng một tiếng để nói “họ” trâu

“Họ” để kêu trâu dừng lại. Nhưng “họ” đâu nổi vì nhớ người yêu quá mà.

– Đến thời Sara yêu: “và tôi yêu em / tôi nhìn em thắm sâu đôi mắt tháp đêm / tôi hôn em đắm say bờ môi biển sóng / tôi ôm ghì em đê mê vòng tay cát nóng / hát vang bài Du ca mùa Đông…” thì có vẻ hiện đại và mãnh liệt hơn nhiều. Chuyện của ông chú xem chừng chẳng thấm vào đâu?
Inrasara: Cũng vậy thôi mà. Khác nhau là ở cách thể hiện qua văn chương, mỗi thời mỗi khác, mỗi thế hệ mỗi khác.

Vậy là ngồi một chỗ mà vẫn có thể làm được mấy cuộc lãng du, tưởng như tôi đã đến được Chakleng rồi. Xin cảm ơn Sara. Khi nào anh về lại Chakleng, cho tôi gởi lời chào sông Lu, tháp Chàm, và các loài hoa bán sa mạc… Nhớ đấy nhé, Sara!

Vietnam Logistics Review, No 02, 12.2007.

2 thoughts on “A wander over to Chakleng from a Saigon cafe

  1. Thank you, very interesting. Actually, I was born in Thailand in 1969 but my mother and I fled and settled here to the UK. To be honest, I didnt care much about my Thai heritage until my mum died recently, now I’ve been trying to discover as much as I possibly can.

  2. In it something is. Now all became clear, many thanks for an explanation.
    I’m still studying from you, however I’m improving myself. I actually love studying all the things that’s written on your blog. Preserve the stories coming. I liked it!

Leave a Reply to Nydia Radakovich Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *