MƯA
Mưa buồn trên bước tha hương
Làm ta day dứt nỗi thương nhớ người
Tiếng mưa nghe cứ rạc rời
Như ngoài phố lạ, như nơi hồn mình
Tâm tư thà cứ im lìm
Mà mơ về cõi mông mênh quê Chàm
KATÊ QUÊ XA
Katê ngày lễ hội
Tiếng cười nói rộn vang
Màu áo bay đường thôn
Đón mừng ngày vui tới
Ginơng cùng Baranưng
Tưng bừng vang khắp ngõ
Ríu rít đàn em nhỏ
Cô gái cười giòn tan
Múa lượn trên tháp cổ
Từng đoàn thiếu nữ Chàm
Mừng lễ hội thiêng liêng
Tưởng niệm hồn tổ tiên
Anh hùng và liệt nữ
Vì quê hương quên mình
Tri ân bậc cha ông
Ta thành tâm khẩn nguyện
Cho dân mình no ấm
Cho quê Chăm đẹp tươi
Cho hạnh phục muôn nơi
Cho tình mình thắm mãi.
Tac pham mua,chac co le tac gia hoc van hoc hoi yeu khi con nho.Toi nghi rang ,day la thol luc bat nen cac van tho phai hop voi nhau.Toi kg co thoi gian nhieu .Xin chao tac gia.
Bạn Raja thân
Lời bạn bình thơ Chế Mĩ Lan, dù tinh thần của nó hơi thiếu thiện chí, nhưng dẫu sao cũng cám ơn bạn.
Bạn đã sai khi nói về cách gieo vần của thơ lục bát. Bạn mới biết một mà chưa biết hai.
Có 2 cách gieo vần: vần chặt và vần lỏng. Ở đây CML đã gieo vần lỏng ở 2 cặp cuối của bài thơ.
Vần lỏng đã được rất nhiều nhà thơ nổi tiếng về lục bát dùng, để tránh sự ép vận gượng gạo gây sự giả tạo trong thơ. Xin cử vài ví dụ:
– Ca dao:
Hôm qua tát nước đầu đình
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen
Em được thì cho anh xin…
* đình/cành, sen/xin: được gọi là vần lỏng.
– Truyện Kiều:
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi
– Du Tử Lê:
Ơn em hơi thoảng chỗ nằm
Dấu quanh quẩn dấu nỗi buồn một nơi
Ơn em hồn sớm ngậm ngùi
Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau.
Cả 2 cặp lục bát không có vần nào là vần chặt.
Nếu vậy mà bạn bảo Nguyễn Du hay Du Tử Lê học văn yếu thì bạn đang rất … sai đấy. Từ nay bạn cẩn thận nhé, xin đừng vội chê người khác là kém khi mình chưa nắm vững vấn đề!
Chúc bạn tiến bộ trong học tập
Thân mến!