Múa Chăm – Dances of Cham ethnic minority

Múa là một bộ phận quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Chăm. Múa gắn liền với các lễ hội như Rija Nưgar, Kate, Rija Praung… ở làng hay trên tháp. Đó là các dịp mà người Chăm thể hiện sự tưởng nhớ của mình đối với những người có công xây dựng đất nước, hay sự sùng bái một/một vài vị vua được thần hóa. Đi kèm với múa là các nhạc cụ dân tộc truyền thống như: trống ginơng, trống baranưng, ceng (chiêng), kèn xaranai, grong (lục lạc), đàn kanhi,… Phổ biến hơn cả là bộ ba ginơng, baranưng xaranai, trong đó chủ đạo vẫn là ginơng, vì chúng có âm mạnh mẽ, hùng hồn rất phù hợp trong dịp lễ hội cũng như cũng phản ánh được tính cách Chăm.
Có thể phân múa Chăm làm 2 loại:

I. Múa dân gian:
Tên gọi các điệu múa Chăm cũng là tên được đặt cho điệu trống ginơng. Có thể kể vài điệu múa tiêu biểu: Biyen, Tiaung (bắt chước dáng con công, trĩ), Patra (hoàng tử), Wah gaiy (chèo thuyền), Kamang, Mrai,…
Các điệu múa luôn là tâm điểm và là “tiết mục” được trông chờ nhất trong lễ hội. Các hồi trống ginơng thu hút sự chú ý của mọi người về phía người nghệ sĩ múa. Tiếp sau đó là tiếng xaranai, baranưng cùng lời của Ong Mưdwơn hát các bài tụng ca tương ứng. Vũ công bước ra trình diễn: phẩy tay, phất quạt, quất roi hay lối chuyển gót chân khi khoan thai nhẹ nhàng khi thì hùng hồn mạnh mẽ theo nhịp khi nhanh khi chậm của tiếng nhạc. Người xem như bị cuốn hút theo từng động tác của người nghệ sĩ. Rồi cả tiếng khán thính giả bị kích động bởi tiếng nhạc, điệu múa mà hô vang… “ahei” (hoan hô) cổ vũ.

1. Thử trình bày các yếu tố trình diễn trong đó có múa của lễ hội Rija Nưgar
Ngoài các yếu tố phụ như “sân khấu” (kajang) được dựng ngay trung tâm làng và đám đông luôn vỗ tay với tiếng ahei (hoan hô) của mình, ca-múa-nhạc là các yếu tố trình diễn của lễ hội này.
– Ca: với nhân vật Ong Mưdwơn.
– Nhạc: với 2 tay trống ginơng, một thổi kèn xaranai, một vỗ trống baranưng (Ong Mưdwơn kiêm nhạc công chơi nhạc cụ này).
– Múa: với nhân vật Ong Ka-ing.
Trong suốt cuộc lễ, Ong Mưdwơn hát từ 10 đến 20 bài tụng ca (damnưy, còn có thể dịch là bài ca lịch sử) khác nhau. Các nhạc công và vũ sư đệm nhạc và biểu diễn theo tinh thần nội dung bài hát. Bài tụng ca này tiếp theo các bài khác nên các “lớp” cũng liên tục thay đổi, với các điệu nhạc, điệu múa khác nhau. Chúng ta thử phân tích 3 lớp chính.

Damnưy Cei Xah Bin Bingu:
Xah Bin là một viên tướng tài thời Ppo Rome, có nhiều chiến công hiển hách. Damnưy có đoạn viết:
Urang nau mư-in ba gai
Xah kuw mưrai sa bbaik hawei mư-in
Đwơn twak hawei cei ba
Gai đing bila cei ba subik
Gwơn nau hatau cei ba
Tanhrak bhong pak mưta hak cei takrư
Cei nau mư-in grong bak
Kaman pariak di bbauk asaih
Người đi chơi mang gậy
Chú tôi trở lại mang theo roi
Mũ đội, roi cầm tay
Ống điếu ngà voi mang theo cùng
Đi đâu chú cũng vung
Khăn mặt màu hồng, sao khoái mắt
Đi, xách theo lục lạc
Diềm bằng bạc che hai má ngựa

Khi Ong Mưdwơn hát tới khúc này, Ong Ka-ing hoá thân Xah Bin cầm ngay lấy chiếc roi, khăn màu hồng múa theo điệu trống dồn dập như trống thúc quân. Quất roi mây vun vút xuống hai bên chi dưới, rồi đặt bàn chân này lên đầu gối chân kia, Ong Ka-ing chỉ còn nhảy với một chân, như viên tướng trong cuộc phi ngựa xung trận quyết đạp mọi chướng ngại dọc đường. Được hối thúc bởi tiếng hoan hô cổ vũ của khán giả, ông nhảy ra khỏi cửa rạp, và với hai bàn chân trần, ông vừa múa vừa giẫm tắt đám lửa được nhóm lên trước kajang. Người Chăm gọi đó là Điệu múa roi và Múa đạp lửa, một điệu cuồng vũ thật sự(6)

Damnưy Ppo Tang Ahauk:
Sang “lớp” Ppo Tang Ahauk – một biểu tượng sức mạnh của thuỷ chiến vương quốc Champa xưa, Ong Ka-ing vứt đi cây roi, nắm lấy cây mía dài (tượng trưng cho cây sào) dựng ở đầu rạp(7), làm những thao tác như một thuỷ thủ đang cố sức chèo chống con thuyền vượt qua phong ba bão táp của trùng khơi.

Sau đó, ông thình lình bẻ gẫy và vứt bỏ nó (chê nó quá nhỏ, quá yếu). Vì thế, Ppo Tang Ahauk phải neo thuyền ở luôn trong biển cả, lấy biển cả làm nơi cư trú. Đó cũng là ý nghĩa của cả bài tụng ca dài 40 câu lục bát Chăm(8)

Damnưy Nai Tangya:
Rồi khi Ong Mưdwơn hát đến bài tụng ca Nai Tangya (một nữ sĩ trong lịch sử Champa có tâm sự đau buồn), điệu trống trầm lắng trở lại. Lúc này trên tay Ong Ka-ing chỉ còn cái quạt với chiếc khăn. Bước nhảy chậm và khoan thai, hai cánh tay đưa xuống thấp, thật thấp với đường cong đều và mềm dịu. Khuôn mặt, ánh mắt không còn rực sáng quyết tâm như ở hai “lớp” đầu mà trở nên buồn xa vắng.

Qua phân tích sơ bộ, chúng ta thấy múa là yếu tố cơ bản nhất của nghệ thuật biểu diễn trong lễ hội Rija Nưgar, trên nền bài tụng ca và âm nhạc.
Ở đây thơ và nhạc, lịch sử và tưởng tượng, tính linh thiêng của tôn giáo và trò chơi của nghệ thuật hoà hợp với nhau nhuần nhị, tài tình. Phải chăng đó là nét đặc sắc của nghệ thuật sân khấu dân gian Chăm?

2. Múa dân gian Chăm có các loại chính:
– Múa quạt (Tamia tadik): một hình thức múa dân gian lâu đời. Dụng cụ chính là chiếc chiếc quạt: xòe ra hay xếp lại cả cặp hoặc một xòe một xếp. Có thể múa cá nhân trong các ngày lễ hay múa tập thể trong những ngày lễ hội.
– Múa đội lu (Tamia đwa buk): xuất phát điểm là Múa đội Thong hala (cỗ bồng trầu) trong lễ dâng nước thánh trên tháp, sau đó nó được kết hợp với thao tác đội lu nước trong sinh hoạt ngày thường, thành loại hình múa này. Múa Đwa buk có nhiều biến thái đẹp mắt, nhưng thao tác đặc sắc hơn cả là các cô gái thả cả hai tay, khi thì đứng lúc lại ngồi hay nghiêng mình khá thoải mái trong biểu diễn.
– Múa khăn (Tamia tanhiak): người nghệ sĩ cầm khăn, dùng cổ tay hất khăn lên lúc khoan thai, nhẹ nhàng khi mạnh mẽ, dứt khoát, theo nhịp điệu của nhạc.
– Múa kiếm: điệu múa với dụng cụ là Carit, cây kiếm có độ dài khoảng 40cm, hình xoắn ốc rất đẹp. Năm 60 trở về trước, điệu múa này còn tồn tại ở một dòng họ làng Caklaing (làng Mỹ Nghiệp, tỉnh Ninh Thuận), nay đã thất truyền.
– Múa roi và múa đạp lửa (Tamia jwak apwei): các điệu múa đã tồn tại từ lâu đời có tính khái quát cao. Nhịp điệu múa khỏe khoắn tượng trưng cho quyết đấu vượt qua khó khăn, gian khổ.
– Múa chèo thuyền (theo điệu trống Wah gaiy): dụng cụ múa là cây chèo được thay bằng cây mía trong dịp lễ. Điệu múa này mô tả những động tác chèo thuyền trên biển, luôn đi kèm với bài tụng ca: Ppo Tang Ahauk.
– Múa âm dương: đây là tên chủng loại múa do nhà biên đạo Hải Liên đặt cho dạng múa phồn thực của Chăm. Chăm gọi là Tamia klai kluk, dạng múa đã thất truyền, hiện chỉ còn lưu giữ tại làng Bính Nghĩa, tỉnh Ninh Thuận. Người múa là nam, với khúc gỗ được đẽo như hình dương vật, múa dẫn đường, sau đó là các cặp nam nữ khác, vừa vui nhộn vừa linh thánh.
Tất cả các điệu múa này vẫn còn tồn tại trong cộng đồng Chăm như một hình thái sinh hoạt lễ hội và thời gian qua, chúng được cách điệu để đưa lên sân khấu.

II. Múa cung đình:
Đây là tên được nghệ sĩ nhân dân Đặng Hùng đặt cho các điệu múa ông biên đạo và dàn dựng cho Đoàn ca múa Thuận Hải thời kì ông làm trưởng đoàn. Lấy cảm hứng từ các thao tác của những tác phẩm điêu khắc Champa xưa, ông “giải mã” chúng, rút tỉa tổng hợp được 8 thế tay và 4 thế chân, bên cạnh kết hợp với vài thao tác múa dân gian để thành Múa cung đình Chăm. Các tác phẩm tiêu biểu của Đặng Hùng: Khát vọng (1985), Ước mơ (1981) và Niềm tin (1989). Sau này, NSƯT Thu Vân trên cơ sở đó cũng có tác phẩm Huyền thoại Bhagavati. Các điệu múa này nhiều lần được biểu diễn ở nước ngoài. Bên cạnh vài phản ứng tiêu cực từ phía nhân dân Chăm, như cho các con em Chăm ăn mặc theo “kiểu Apsara” lên biểu diễn tại sân khấu thôn quê, gây phản cảm; còn thì các điệu múa mới mẻ nay đều nhận được sự tán thưởng xứng đáng.

Tóm lại, múa là một bộ phận độc đáo trong di sản văn hóa Chăm. Thời gian qua, nó được bảo tồn và phát huy đứng mực, phần nào thỏa mãn được nhu cầu sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật của người thưởng thức. Với sự say mê nghệ thuật và sự đầu tư nghiên cứu đúng mức, các điệu múa Chăm ngày càng được phát triển theo hướng lành mạnh. Các đoàn nghệ thuật múa hát trước đây vốn phải chật vật để duy trì sự tồn tại của mình đã tìm được con đường riêng để có thể đứng vững được trong thời đại kinh tế thị trường. Tuy nhiên, để phát huy hơn nữa kho tàng múa độc đáo này, chúng ta vẫn cần phải có những định hướng phù hợp để múa Chăm phát triển theo con đường riêng của nó, độc đáo và, không thể lẫn.

DANCES OF CHAM ETHNIC MINORITY

Bản dịch của THE GUIDE, Vietnam Economic Times – Almanac 2005.

Dances play an important role in the spiritual and cultural life of the Cham ethnic minority. Cham dances are a unique art form for both the Cham culture and the Vietnamese culture. While this ethnic group lives mostly in the Ninh Thuan and Binh Thuan provinces, some communities can also be found in An Giang, Tay Ninh, Dong Nai, and Ho Chi Minh City. And throughout the years, you can find elaborate festivals performed within these communities to commemorate ancestors, gods and goddesses, and ancient heroes. Their dances are an integral part of popular festivals, including the Rija Nugar, Kate, and Rija Praung, drawing both Vietnamese and foreign tourists from all parts of the globe. Traditional musical instruments, such as ginơng (long drums), baranưng, ceng (gong), xaranai (horn), grong (tintinnabulum) give the dance its rhythm.

The most popular musical instruments are the ginơng, baranưng, and xaranai, of which ginơng plays the most important role. It possesses strong, forceful sounds that are suitable for festival occasions and reflects the Cham’s characteristics.
Cham dances are divided into two families: popular and royal.

Popular dances
The names of popular dances are derived from the rhythms of the ginơng and their connection to the land, for example, Biyen, Tiaung (dances of peacocks), Patra (dances of a prince), Wah gaiy (dances of rowing boats). These dances are always the central and the most expected part of a festival. The drum roll of a Ginơng draws the audience’s attention toward the dancer(s).
Art companies that used to struggle for survival due to low audience turnout can now stand on their own two feet. They have found their own ways to survive in a severe market-oriented economy. However, in order to keep their activities stable and to use the unique values of the Cham dances, they need to be guided towards proper development, so that Cham dances can find their own image in the multi-color culture of Vietnam. With support and attention from authorized departments, Cham dances are progressing strongly and moving in the right direction. They have been restored and developed properly, in part, to meet the demands of discovering and enjoying the artistic values of the Cham people.

Popular dances of the Cham:
1. Tamia tadik – (Fan dance) is an old traditional dance. The feature of this dance is the use of fans, where the performers spread and fold them.
2. Tamia đwa buk – (Dances carrying water jar on the head). This dance originates from group dances such as Thong Hala (carrying betel tray). It involves dancing with a water jar on the head. This dance shows several interesting variants; however, the most beautiful moves are when the women dance without using their hands to hold the jar.
3. Tamia Taniak – (Towel dances). Skillfully using the wrist, the artist waves a towel, to different musical rhythms.
4. Tamia Jwak Apwei – (Dances of sword, rope, fire). An old traditional dance, conveying a sense of power and strength. The purpose of the dance is to help overcome challenges.
5. Ppo Tang Ahauk – (Dances of rowing-boat). Oars are used as instruments, which are usually replaced with sugar canes on holiday occasions. This dance resembles the rhythm of rowing a boat at sea.
6. Tamia Klai Kluk (Yin and Yang dance) – The name given by the dance editor Hai Lien to describe the Yin and Yang beliefs of the Cham. Now it is only found in Binh Nghia commune, Ninh Thuan province. The dance is both exciting and spiritual.

Royal dances
Inspired from positions of carved statues of the ancient Cham, the people’s artists, Dang Hung, “decoded” and summarized them into eight hand and four leg movements. He named the dances that he edited and directed during the time he was the leader of Ninh Thuan Art Company. He also combined royal dances of the Cham. Typical works by Dang Hung are Uoc mo (Wish) (1981), Khat vong (Aspiration) (1985), and Niem tin (Belief) (1989). After Dang Hung cam the meritorious artist, Thu Van, who composed the Bhagavative Legend. These dances have been performed several times overseas. While some Cham people protest about the provocative costumes of the young dancers, which, they believe, cause misunderstanding of the dance values and give bad impressions to the audience, most Cham people approve of the artists’ creativity.

All the dances remain in existence in the Cham community, usually occurring on holiday and festival occasions. The Cham community has a great deal of pride in its dances.

4 thoughts on “Múa Chăm – Dances of Cham ethnic minority

  1. tôi thấy nên tìm thêm nhiều hình ảnh hay những bài múa chăm để mọi người khi vào trang này sẽ được xem và thưởng thức nét đẹp của vũ điệu.

  2. những nét đẹp của vũ điệu luôn làm cuốn hút người xem , chính vì thế tôi nghĩ cần phải có những video clip để mọi người vào xem. thứ nhất họ có thể mở mang tầm mắt . thứ hai đây là nét đẹp văn hóa mà tôi nghĩ là ai cũng cần phải biết đến.

  3. Đối với bản thân thì thật tình là tôi luôn yêu thích những vũ điệu chăm mềm mại.tôi luôn truy tìm những vũ điệu chăm như múa apsara chẳng hạn. mà tôi thấy như thế này :khi mình đã nói và giới thiệu cho mọi người biết về nhiều vũ điệu chăm như thế, nhiều nét đẹp về chăm như thế thì mình phải đưa ra dẫn chứng bằng các video thì người ta thưởng thức được nét đẹp của nó mà mình còn tạo ra niềm tin của người xem nữa chứ

  4. Đối với bản thân thì thật tình là tôi luôn yêu thích những vũ điệu chăm mềm mại.tôi luôn truy tìm những vũ điệu chăm như múa apsara chẳng hạn. mà tôi thấy như thế này :khi mình đã nói và giới thiệu cho mọi người biết về nhiều vũ điệu chăm như thế, nhiều nét đẹp về chăm như thế thì mình phải đưa ra dẫn chứng bằng các video thì người ta ko ko thưởng thức được nét đẹp của nó mà mình còn tạo ra niềm tin của người xem nữa chứ

Leave a Reply to TỐ QUYÊN Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *