[Nhà văn: “Dấn thân” hay “Bị đẩy xuống tàu”?]
Albert Camus (xem bản tiếng Pháp & Anh ở dưới):
Giữa thời đại huyên náo này, nhà văn không còn hi vọng tách ra một nơi để theo đuổi những suy tư cùng hình tượng thiết thân nữa. Cho đến nay, dẫu tốt xấu thế nào, việc nhà văn từ chối tham dự hay bỏ phiếu trắng còn có thể chấp nhận được. Bất mãn điều gì, nhà văn hoặc im lặng ngoảnh đi, hay bàn sang chuyện khác. Hôm nay, thời cuộc đã thay đổi, bởi chính im lặng cũng mang ý nghĩa nguy hiểm.
Khi mà sự không tham dự cũng bị coi là một chọn lựa, đáng bị trừng phạt hay ca tụng bởi chính bản thân chọn lựa đó, thì văn nghệ sĩ dù muốn hay không, đã bị “đẩy xuống tàu”.
Bị đẩy xuống tàu, đúng hơn là hạn từ “dấn thân”. Bởi hắn không tình nguyện nhập ngũ, mà là thứ nghĩa vụ quân sự bắt buộc.
Mỗi văn nghệ sĩ hôm nay bị đẩy xuống con tàu chở của thời đại họ. Hắn buộc phải từ bỏ tháp ngà mà cắn răng cam chịu nó, dù hắn cho rằng con tàu tanh lợm, rằng bọn cai nô quá đông, và nhất là – con tàu đang đi lạc hướng.
Chúng ta đang giữa biển khơi. Hệt mọi người khác, đến phiên mình – văn nghệ sĩ cũng bắt tay vào chèo chống, chèo mà không cho bị ngã gục, nghĩa là: hắn phải tiếp tục sống và sáng tạo.
*
Sự thể này tôi đã phân tích một lần rồi, nay xin trở lại. Đứng trước vấn đề của cộng đồng [như Vụ Bauxite Tây Nguyên chẳng hạn], nhà văn làm gì?
– Đóng cửa phòng văn hì hục viết tác phẩm để đời [như ảo tưởng của vài nhà văn]
– Sáng tạo tác phẩm cho/ hi vọng vào thế hệ sắp tới, không quan tâm đến thời đại già cỗi đáng vứt đi này [như Nguyễn Nhật Ánh có lẽ]
– Mạnh mẽ lên tiếng một cách công khai
– “Âm thầm” đấu tranh “theo cách riêng của mình”
– Viết nịnh bợ [như LTT đã]
Làm như Nguyễn Nhật Ánh, hay lắm. nhưng đứng trước vấn nạn thời cuộc, nhân dân đòi hỏi nhà văn “nhiều hơn thế nữa”: Lên tiếng! Bạn không còn tự nguyện nhập ngũ nữa, mà là bị xô vào, bị đẩy xuống. Không thể tránh được.
*
Au milieu de ce vacarme, l’écrivain ne peut plus espérer se tenir à l’écart pour poursuivre les réflexions et les images qui lui sont chères. Jusqu’à présent, et tant bien que mal, l’abstention a toujours été possible dans l’histoire. Celui qui n’approuvait pas, il pouvait souvent se taire, ou parler d’autre chose. Aujourd’hui, tout est changé, le silence même prend un sens redoutable. À partir du moment où l’abstention elle-même est considérée comme un choix, puni ou loué comme tel, l’artiste, qu’il le veuille ou non, est embarqué. Embarqué me paraît ici plus juste qu’engagé. Il ne s’agit pas en effet pour l’artiste d’un engagement volontaire, mais plutôt d’un service militaire obligatoire. Tout artiste aujourd’hui est embarqué dans la galère de son temps. Il doit s’y résigner, même s’il juge que cette galère sent le hareng, que les gardes-chiourme y sont vraiment trop nombreux et que, de surcroît, le cap est mal pris. Nous sommes en pleine mer. L’artiste, comme les autres, doit ramer à son tour, sans mourir, s’il le peut, c’est-à-dire en continuant de vivre et de créer.
In the midst of such din the writer cannot hope to remain aloof in order to pursue the reflections and images that are dear to him. Until the present moment, remaining aloof has always been possible in history. When someone did not approve, he could always keep silent or talk of something else. Today everything is changed and even silence has dangerous implications. The moment that abstaining from choice is itself looked upon as a choice and punished or praised as such, the artist is willy-nilly impressed into service. “Impressed” seems to me a more accurate term in this connection than “committed.” Instead of signing up, indeed, for voluntary service, the artist does his compulsory service. Every artist today is embarked on the contemporary slave galley.
He has to resign himself to this even if he considers that the galley reeks of its past, that the slave-drivers are really too numerous, and, in addition, that the steering is badly handled. We are on the high seas. The artist, like everyone else, must bend to his oar, without dying if possible – in other words, go on living and creating.