Chuyện đời thường. XEM PHÂY BIẾT NGƯỜI

“Xem facebook biết tính cách con người” là dân khoa học nói, không phải tôi. Facebook ra đời, nhà nhà làm báo người người tự thể hiện, qua status được Việt hóa thành chữ “tút” – gọn và trúng phóc. Vui nhộn đáo để.

Đến đỗi các nhà khoa học tại Anh Quốc chịu không thấu, vừa làm cuộc thu thập các tút từ 555 facebookers, phân tích và phân loài. Tôi cũng không chịu nổi, copy ý kiến từ vài báo, tóm gọn lại để hầu bạn đọc. Tạm chia làm 6 loài:

[1] Loài kiêu hãnh

Hay đăng trạng thái thành tích, chế độ ăn uống, thói quen tập thể dục độc, nhằm thu hút bà con ngưỡng mộ và công nhận các “thành tích” của mình. Cánh này thu nhiều like, mới ác!

[2] Loài tự ti

Nội dung tút tiêu cực, biểu hiện cảm giác không an toàn trong quan hệ. Loài này nhận ít lượt thích. Nếu có bạn bè, họ bấm like do thương cảm.

[3] Loài nhạy cảm

Ưa than vãn và trầm trọng hóa vấn đề cá nhân, chán chồng, giận người yêu… cũng đưa lên tuốt. Loài nhạy cảm mang nguy cơ trầm cảm và tự kỉ là khó tránh.

[4] Loài tận tâm

Đăng các vấn đề họ quan tâm, tút được viết khá khoa học và dễ hiểu, có ích.

Họ cũng cập nhật về cuộc sống hàng ngày, các khoảnh khắc gia đình, con cái của họ hoặc các thông tin chính xác mà họ cho là có giá trị. Tút dù khô khan, vẫn nhận được khá like.

[5] Loài cởi mở

Hay tìm các chủ đề họ cho là quan trọng, họ xem facebook là nơi kết nối người cùng quan điểm. Nhóm này không sử dụng facebook để tán gẫu.

[6] Loài hướng ngoại

Thường xuyên đăng tút đầy tính tích cực và vui vẻ, họ thích nhắn tin, trò chuyện qua lại.

Phân loại như thế, rồi các vị ấy hỏi: “What’s on your mind” Bạn nghĩ gì? Bởi với facebook, CON NGƯỜI THẬT của bạn bị phơi bày trước bàn dân thiên hạ. Thế nên, trước khi đưa cái gì lên mạng xã hội, hãy dành ít thời gian nghĩ về chúng. YouMed kêu thế!

Phần Inrasara thì sao?

Tôi viết nhiều, rất nhiều nữa là khác. Website cá nhân từ 2007-2012, mỗi ngày 1 bài kèm 1-2 bài của cộng tác viên. Chơi facebook từ 2014, mỗi ngày tôi có ít nhất 1 tút, thậm chí trước vụ việc đang nóng, có ngày 3 tút. Tôi viết gì?

– Về chủ đề mình quan tâm và nghĩ nó có ích cho cộng đồng. Mỗi chủ đề làm thành serie, có cái lên tới trăm bài. “Cham có thông minh không?”, “Bạn có yêu palei bạn không”, “Cham vẫn có thể làm giàu”, “Tinh thần Đất của Cham”, “Tồn tại hay không tồn tại?”, “Tồn tại hôm nay”,”Làm thế nào Cham sống sót?”, “Đi tìm gia phả các dòng họ Cham” “Đi tìm sinh lộ cho Cham Ahiêr Awal”, “Thế giới hiểu Cham chưa?”, “Thơ & thơ Việt”…

– Phản ứng thời cuộc, như Sự kiện HS-TS, Điện hạt nhân, Formosa, Dự án thép Cà Ná, Yeah-1, Hotboy-NNQ, Nguy cơ mất Sổ đỏ, Vụ đốt nhang trên tháp, “Nước sạch cho làng Cham”, Sinh linh Cham mất tích…

– Các bài “Giải trí cao cấp”, “Câu chuyện Cham”, thơ, “Ngụ ngôn hiện đại”…

– Thông tin về các chuyến đi diễn, Cà-phê thứ Bảy… Ở đó tôi không kể về nhậu nhẹt ăn chơi trác táng, mà là nội dung đối thoại, trao đổi, nhận định kèm các phân tích chi li…

Đại đa số tút kia đều đăng kèm ảnh, để chứng tỏ nó “thiệt” chứ không phải giả, rồi sẵn rạp khoe ảnh “đẹp lão” & sức khỏe của ổng luôn.

Chớ vụ tôi phân tích [và lặp lại] thành tích “lên tiếng cộng đồng” của mình là nhằm cung cấp bài học kinh nghiệm cho Cham, để “Chàm mình vẫn còn ngu lắm” bớt đi chút chút! Khoe vụ này, có mà KHỜ. Giỡn ai chớ giỡn mặt Cộng sản, nó khỏ đầu có mà “vào ‘Kut’ sớm. Mà tôi đâu muốn thế. Đưa mấy thành tích này lên facebook, tôi đã phải HI SINH ghê lắm.

Kết.

Vậy ông Inrasara là ai [hay thuộc loài nào], bà con chấm điểm xem?

P.S. Chat GPT phân 10 loài kiểu này:

1. Người chơi “ẩn dật” (Lurker)

  • Ít đăng bài, hiếm khi bình luận.
  • Âm thầm theo dõi bạn bè, thỉnh thoảng “like” một cái cho có mặt.
  • Facebook như cái ống nhòm.

2. Người chơi “showbiz” (Chia sẻ cuộc sống liên tục)

  • Ngày 3 bữa đăng bài: ăn gì, đi đâu, gặp ai, mặc gì.
  • Có thể là người thích giao tiếp, hoặc làm hình ảnh cá nhân/kinh doanh.

3. Người chơi “chính trị gia”

  • Quan tâm đến thời cuộc, hay chia sẻ bài viết thời sự, quan điểm xã hội.
  • Đôi khi gây tranh cãi, đôi khi rất được ngưỡng mộ.

4. Người chơi “triết gia mạng”

  • Chuyên đăng status suy ngẫm, trích dẫn, thơ văn, chiêm nghiệm.
  • Có chiều sâu, có khi hơi khó hiểu, có khi rất cảm động.

5. Người chơi “giải trí tổng hợp”

  • Share meme, video hài, trend TikTok.
  • Mang lại tiếng cười, xả stress – dân mạng rất yêu quý.

6. Người chơi “nhà buôn”

  • Bán hàng online, livestream, spam sản phẩm.
  • Có thể đáng tin cậy hoặc gây phiền toái, tùy cách làm.

7. Người chơi “tranh luận gia”

  • Luôn sẵn sàng phản biện, comment dài như tiểu luận.
  • Gặp là cãi, đôi khi có lý, đôi khi… cãi cho vui.

8. Người chơi “nghệ sĩ online”

  • Đăng ảnh đẹp, thơ hay, clip nghệ thuật, nhạc tự làm…
  • Dùng Facebook như một sân khấu sáng tạo.

9. Người chơi “chuyên gia tâm linh – tình cảm”

  • Status luôn xoay quanh tình yêu, tổn thương, nhân duyên, cung hoàng đạo.
  • Rất hợp gu một số người, nhưng người khác thì… hơi ngán.

10. Người chơi “kỷ yếu hóa quá khứ”

  • Hay đào ảnh cũ, đăng lại chuyện ngày xưa, “hồi đó mình…”
  • Facebook như cuốn album sống.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *