Giải trí đầu tuần. INRASARA BỊ DÒ BÀI!

Về hiện tượng đạo sĩ Minh Tuệ tính không nhắc đến nữa, do sáng nay có bạn dò bài tôi, nên kể chuyện vui. 3 chuyện cũ:

1. Bạn học xưa 40 năm bặt tăm, không dưng còm vào website tôi: “Muốn bàn về Minh triết Cham thì phải đọc được chữ Cham cổ”, tôi mới kêu:

– Mèng ôi! Sara đã xuất bản hàng ngàn trang sử thi Cham, từng dịch cả ngàn trang Kinh sách Cham, từng diễn vài Văn bia cổ Champa mà, sao yut lại hỏi thế nhỉ…

2. Nhà nghiên cứu cạnh nhà tôi ở Sài Gòn thì hơi khác. “Sara đọc nhiều triết Tây, theo mình ông cần bổ khuyết triết Đông mới có được cái nhìn toàn diện hơn”. Tôi hỏi, phương Đông nào thế?

– Thì triết học Khổng Lão Trang…

– Phương Đông có đến 3 chớ chẳng phải 1 đâu: Trung Hoa, Ấn Độ, và phương Đông Hồi giáo.

Rồi tôi đọc thuộc lòng vài chương Đạo Đức kinh cho ông bạn nghe giải trí…

3. Mới hơn, dẫn nhân vật trong tiểu thuyết Dostoievski có nhắc đến Chúa, một bạn còm “không biết về tôn giáo người ta thì đừng bàn”, tôi mới nói:

– Bạn sai 2 điểm, đây bàn về 1 nhân vật hư cấu của tác phẩm văn chương chứ không ở tôn giáo, nữa: Mình là người đã dịch trọn Kinh Thánh Tân ước, thêm 2 chương Cựu ước rồi mà, sao lại không biết gì về “tôn giáo người ta”?

Bạn hoan hỉ ok.

4. Hôm nay, thêm bạn cho: “Bác cảm nhận niềm vui thích khi nói sai, tuyên truyền sai về tôn giáo, văn hóa của một cộng đồng [khác] (như bao người từng làm với Cham) chăng?”

Trời biển ơi, LÀM NHƯ CHAM HỔNG TỪNG BIẾT PHẬT GIÁO!!!

Nguyên văn:

[1] “Bác từng tuyên xưng Hạnh Đầu Đà của Minh Tuệ, đặc biệt nhấn mạnh việc phải đi lang thang mới đúng Hạnh Đầu Đà”.

– “PHẢI ĐI LANG THANG mới đúng Hạnh Đầu Đà”, Sara tui có viết ý này ở đâu không ta?!

Diễn thêm, Minh Tuệ: “Con đi là tập luyện sức khỏe”, ông nói. Nữa, đi là có cơ hội nhìn lại mình, sau đó: gieo duyên.

[2] “Bác gọi cận A-la-hán thế Bác CÓ BIẾT TIÊU CHUẨN của một vị A-na-hàm là gì không?” là câu hỏi mang tính dò bài, thì tui trả lời theo kiểu trả bài:

– 20 tuổi Sara cạo đầu lên núi tu Phật. 21 tuổi từ Phan Rang đi bộ tận Huế tìm thỉnh Kinh Kim Cang [đã kể từ lâu]. Chớ kinh Phật, kinh Bà-la-môn, triết học Đức, Pháp tui đọc nát mà. Sao bạn đi hỏi mấy chuyện vỡ lòng thế nhỉ!

Thêm: Kẻ đã xong Minh triết Cham, và hiện đang viết Triết học Cham mà bị/ được ra đề: “CÓ BIẾT TIÊU CHUẨN của một vị A-na-hàm là gì không?”

thì hơi bị… dzui.

P.S.

Champa tiếp nhận Phật giáo TRỰC TIẾP và rất SỚM. Bia Võ Cạnh tháp Bà Nha Trang thế kỉ II có dấu ấn đậm nét Phật giáo. Thế kỉ VIII-XI, Đồng Dương được xem là 1@3 Phật viện lớn nhất Đông Nam Á. Thế kỉ VII, tu sĩ Champa Phật Triết qua Nhật truyền Phật giáo Mật tông ở đó.

Tiếp nối TRUYỀN THỐNG ấy, năm 1977, tôi là tu sĩ Phật giáo hiện đại đầu tiên của Cham, dù lỡ làng. Còn Khanh Pham là tu sĩ thực thụ và đã xuất bản tác phẩm về Phật giáo Champa, chớ Chế Đôn tầm Thạc sĩ Phật học, và nhiều nữa. Riêng Đầu Đà, sư Phước Đông còn chơi trước cả đạo sĩ Minh Tuệ nữa [xin hiểu, trước chưa chắc đã ngon hơn].

Minh Tuệ là hiện tượng tôn giáo và xã hội Việt Nam, tôi là công dân Việt Nam, tôi phân tích và rút ra 19 bài học cho mình và cho ai cần học, chứ có “CẢM NHẬN NIỀM VUI THÍCH KHI NÓI SAI, TUYÊN TRUYỀN SAI VỀ TÔN GIÁO, VĂN HÓA CỦA MỘT CỘNG ĐỒNG [khác] (như bao người từng làm với Cham) chăng?” bao giờ! 

Hô dzậy thi dzui dzẻ bình phương luôn!!

Trả lời comment:

Nói nghiêm túc đây nhé:

Bạn phạm 2 lỗi sai: [1] Tôi không viết ở đâu rằng: “phải đi lang thang mới đúng Hạnh Đầu Đà”, [2] Tôi không dại gì đi “vui thích khi nói sai, tuyên truyền sai về tôn giáo, văn hóa của một cộng đồng [khác]”.

Cũng nên bổ khuyết kiến thức cho bạn: Champa theo Phật giáo rất sớm và trực tiếp từ Ấn Độ, thế nên hạt giống Phật vẫn còn tồn tại trong cộng đồng Cham đến tận hôm nay.

Khi tôi 2 lần cho Minh Tuệ là Cận-Alahán, bạn hỏi “thế Bác có biết tiêu chuẩn của một vị A-na-hàm là gì không?”, tôi cho đây là câu hỏi mang tính dò bài, nếu bạn chối không phải, thì thôi. Hén?!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *