Sống triết lí Cham-53. VĂN CHƯƠNG – 20 SUY TƯỞNG NGẮN

[1] Nhà văn Việt Nam chưa đủ cô đơn cho sáng tạo

(tạp chí Văn, số 20, tháng 11-2004)

[2] Nhà thơ học biết sợ thơ để người đọc còn cần đến thơ

(tạp chí Tia sáng, 20-5-2006)

[3] Tôi là kẻ đốt lửa, nuôi lửa và truyền lửa

(Thuyết tại Trường chuyên Lê Quý Đôn, Phan Rang, 10-2019)

[4] Hành trình viết của tôi là hành trình phá hủy ‘bản sắc tôi’

(Inrasara.com, 1-9-2016)

[5] Là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, tôi vẫn là một outsider

(Minh triết Cham, 2015)

[6] Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lai gần

(Hội thảo thơ, TPHCM, 7-2006)

[7] Nhà thơ Việt Nam chưa bao giờ giỏi lập ngôn cả

(Hội thảo thơ TP Hồ Chí Minh, 25-8-2006)

[8] Phê bình, do thiếu tư tưởng, nên ăn theo sáng tác

(Phỏng vấn báo Lao động, 2006)

[9] Thơ, khủng hoảng cần được xem như một tín hiệu tốt lành

(Hội thảo 20 năm Mỹ thuật đổi mới 1986-2006, Hà Nội, 4-2007)

[10] Thời đại thay đổi, thơ thay đổi, cách đọc thơ cũng phải thay đổi

(tạp chí Thơ, số 1-2006)

[11] Độc giả thơ cũng cần được đào tạo

(tạp chí Thơ, số 1, 2006)

[12] Nhà văn Việt Nam sợ đứng trước công chúng [tự do], tại sao?

(Inrasara.com, 2012)

[13] Nhà thơ, không biết vứt bỏ thì không thể lớn

(Facebook Inra Sara, 2020)

[14] Nhà văn Việt Nam không muốn lớn

(thuyết tại Hội VHNT Tuyên Quang, 2022)

[15] 15 năm qua, thơ Việt Nam vừa ngủ vừa đi

(Diễn đàn Thế kỉ, Tết-2025)

[16] Văn học Đông Nam Á là vùng trũng của văn học thế giới, đó là điều cần được nhìn nhận và nói lên

(Phát biểu ở diễn đàn Văn học Đông Nam Á, 10-2005)

[17] Một nền văn học tự do phải là nền văn học ở đó mọi người đọc-học tự do, viết tự do, in ấn và phát hành tự do, phê bình và thảo luận tự do

(Văn chương tan rã, 2019)

[18] Tại sao không là nhà thơ, mà cứ phải là nhà thơ nữ, nhà thơ trẻ, nhà thơ dân tộc thiểu số…? 

(Thơ nữ trong hành trình cắt đuôi hậu tố ‘nữ’-2014)

[19] Không truyền thống triết học, VN cũng chưa sẵn sàng cho truyền thống kia. Triết học được dạy trong nhà trường là thứ triết học Theo-ism

(Vietnamnet, 10-10-2008)

[20]

Không bên lề

không trung tâm

tôi trú trên đường biên

Không ngoài luồng

không chánh lưu

sống như thể không đường biên

Cũng chẳng có gì trầm trọng

mỗi các ông cứ dựng chòi

mỗi các ông cứ có mặt như một biên giới

(Chuyện 40 năm mới kể & 18 bài tân hình thức, 2006)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *