“Biết lo cho mình thì tồn tại, biết lo cho người khác, sẽ tồn tại lâu dài hơn” – ai nói thế!?
Tút vụ “ĐH va quẹt”, và không chỉ vụ này, vài bạn văn khuyên tôi đầy thiện ý: “Bỏ qua đi Sara”, “không đáng nhắc”, “anh buông đi”, hay “chấp gì mấy ngữ đó”. Như vầy nhé! Nhập cuộc chữ nghĩa, và dự phần nhiều cuộc chiến, tôi phân định rõ 3 khu vực:
[1] Về sáng tác, thơ hay tiểu thuyết bị phê bình, tôi không bao giờ cãi lại. Đó là nguyên tắc. “Đứa con tinh thần” bạn ra đời, nó thuộc về người trần gian. Nó xấu, dù bạn có xài đủ ngón nghề bảo vệ, nó vẫn không đẹp lên được.
Văn thơ tôi ít bị chê, nếu có, bạn nào thấy tôi cãi lại, cho điểm 10 luôn!
[2] Về nghiên cứu và phê bình, đây là lĩnh vực tôi khoái dự cuộc. Vì đấy là kiến thức, là quan điểm, đấu tranh bảo vệ là cần thiết.
Vài điển hình: Chiến với viết sai về văn hóa Cham, chiến với xuyên tạc về trào lưu hậu hiện đại, với quan niệm lạc hậu hay phản [chuyển] động về sáng tác, với lề thói phân biệt đối xử các dòng văn học ngoại vi.
[3] Về chuyện NGOÀI LỀ văn học thì khác
Tôi là sinh linh vô nhiễm, thế nên rất khó nổi nóng.
3 vụ liên quan đến Chủ tịch Hội đồng Thơ, với 3 tên tuổi: TMH, ĐH và ĐL, tại sao nói? Nói, không phải cho tôi, mà để LÀM SẠCH khí quyển văn học.
Ở đây, cần xác định ranh giới, thứ ranh giới bất khả xâm phạm.
– Bạn viết lừa bịp độc giả nhằm tấn công tôi [vụ TMH]. Lừa một lần được, ăn quen bạn sẽ lừa lần tới. Tôi cần bố cáo cho thế giới biết sự thật, ngăn bạn tái phạm với ai khác ở tương lai.
– Bạn chê thơ tôi, không vấn đề gì cả, chỉ khi bạn mang phân biệt đối xử “dân tộc miền núi” để miệt thị Cham [vụ ĐH], tôi cần dạy cho bạn hiểu thế nào là lương tri của một văn nhân.
– Nhằm triệt hạ tôi, bạn thư lên ngài Tổng Bí thư và tính lừa cả ngài [vụ ĐL và bài thơ “Trả thù”], tôi phải chỉ ra cho người đọc biết ác tâm của bạn. Nhà thơ có thể sai, nhưng không được quyền ác – tôi từng nói thế.
Phần mình, tôi cần cho các bạn ấy rõ: Sara không phải là kẻ dễ bắt nạt. “Được đằng chân lân đằng đầu”, cho qua một lần, tưởng dễ ăn, kẻ xấu chơi sẽ chơi tiếp. Trận bóng không thể thiếu thẻ vàng, thẻ đỏ là vậy.
Dạy người như dạy chó.
Nhà cháu tôi có 3 cún con, dễ thương, tôi thương chúng đáo để. Trời nắng, mấy khoảnh rau tôi trồng, nó cứ nhảy lên nghỉ mát, và quậy. Dạy sao cũng không xong, tôi nghĩ ra cái mánh: Mỗi khoảnh, cho 1 nhánh nhỏ xương rồng đánh dấu, nó nhảy lên, tôi quất cho “ăng ẳng”. Nó chạy đi mà vẫn ngó lại: sao bữa ni ông chủ lạ quá hén. Tôi giơ cây roi lên, chỉ vào nhánh xương rồng: Mi liệu hồn nhé!
Một lần thôi mà nó chừa. Chớ khoảnh của thầy Chương em cột chèo, chỉ hơn m2 đặt tới 2 nhánh xương rồng mà nó vẫn chơi, nát luôn. Do anh không biết tới cái… ROI!
“Mọi người cứ nhớ là con chó sẽ bắt nạt mãi kẻ nào sợ nó” – Dương Quốc Chính. CÁI ROI, Tinh thần công chính Esprit de justice không ngại xài đến, khi cần.
Cuối rốt, xin nhắc lại: Nói không riêng cho tôi, mà chủ yếu góp phần mình LÀM SẠCH KHÍ QUYỂN VÀ MÔI TRƯỜNG VĂN HỌC.