[gợi mở Tác phẩm cầm tay cho Cham]
Mấy ngày tết, tôi nằm nhà đọc lại sách Phật, chợt ngộ ra hai món này.
Đi xuyên rừng già Kinh Phật, về đến nhà – trong tay mình còn lại Bát Nhã tâm kinh. Qua ngàn cửa Phật, cuối cùng ta thấy mình đứng ngay cánh cửa đầu tiên của con đường tu hành: Tứ diệu đế và Bát chánh đạo.
Vi diệu là vậy.
Dăm năm nay, tôi mãi suy nghĩ về cuốn “sách cầm tay” – như một thứ “tâm kinh” cho Cham, tinh lọc từ chính kho tàng văn hóa ông bà.
Trước hết, Cham cần đến Kinh tẩy trần Agal Balih để làm một khởi động của khởi động. Đây là kinh duy nhất quý chức sắc Ahiêr lẫn Awal dùng, thường xuyên hơn cả là ‘Halau janưng Ahiêr Awal’: Gru Urang.
Siêu là thế. Tiếp đến…
Ariya Glang Anak: Sau cuộc đại khủng hoảng, Cham cần “giải sân hận” để tồn tại;
Pauh Catwai: Tồn tại đầy “bản sắc”, ở đó dụng ngữ ‘Bhap ilimô’ là chìa khóa;
Truyền thống Hải sử & văn hóa biển: hối thúc Cham “nhập cuộc về hướng mở”;
Muk Thruh Palei: “Văn hóa làng” như cách giữ Cham ở lại với đất, tránh cho Cham “mở” đến thành đi hoang;
Tinh thần Tôn giáo ‘Ahiêr Awal’: yêu chuộng hòa bình;
Tư tưởng Shiva: tiếp tục “phá hủy và sáng tạo”, cộng đồng Cham làm ra các công trình mới cống hiến cho nhân loại.
Thế nào rồi đòi hỏi cơ bản nằm ở Agal pakơp: Kinh cấm, trui luyện mỗi sinh linh Cham “làm người” để thành con người giữa trời đất và nhân quần.
Không khác mấy so với “Ngũ giới” của Nhà Phật: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, và không dùng chất kích thích.
Để sống, làm việc, sáng tạo và vui vẻ được là Cham.
Đó giờ con toàn vô facebook Wa tìm lục các chủ để liên quan đọc kéo mỏi tay mới trùng 1 chủ đề. Giờ mới nhớ Wa có web này tìm đọc dễ dàng hẳn. Cảm ơn các bài viết của Wa nhờ Wa mà con học được nhiều điều hay!