TỰ LÊN DÂY CÓT TINH THẦN

Mấy hôm rày oải quá, sau sinh nhật Cây Xương rồng sẽ có vài trận đi, cứ thay trang bìa như cách lê lên dây cót tinh thần tạo cảm hứng mới cho chính mình.

Tháng 4-2014, hai buổi thuyết giảng ở Sàn Art là hai buổi của thức thách và sáng tạo. Từ ý tưởng qua cách nhìn mới, tôi đã phải đáp ứng 70-100 thính giả thuộc nhiều thành phần và từ vài đất nước khác nhau. Tiếp đó là hai buổi workshop, ở đây không khí thân mật đã gợi mở được rất nhiều cho chính tôi trong hành trình tìm học. 4 buổi lien tục dành cho 1 nhân vật là điều hiếm của Sàn Art.

Cham đóng góp gì vào nền Văn hóa đa Dân tộc Việt Nam?

Hải sử và Văn hóa biển Cham.

Văn học ngoại vi Việt Nam ở đâu? và

Văn học Đông Nam Á trong tâm thế hậu thuộc địa…

+

ZELDA RUDZITSKY VIẾT VỀ INRASARA

[Saigoneer, 9-8-2026]

Sinh ra ở làng Cham cổ nhất Việt Nam, nhà thơ và nhà phê bình văn học Inrasara đã bảo lưu cho văn học Cham sống trong hơn 30 năm. Từ việc tham gia biên soạn sách giáo khoa cho đến sáng tác thơ, từ phê bình văn học cho đến xuất bản sách, con người văn học đa năng ấy thảo luận về việc bảo tồn văn hóa dân tộc mình, những thách thức mà sự nghiệp đầy ấn tượng của ông và tình trạng của thơ ca Việt Nam hôm nay đặt ra.

Trong thế giới văn học Việt Nam, nhà thơ người dân tộc thiểu số chiếm một vị trí đặc biệt. Khi biết mình không thuộc dòng văn học chủ lưu, họ tự dành cho mình sự tự do nhất định: nhà thơ ít buộc phải tuân thủ hoặc thậm chí đi theo tiêu chuẩn thơ cần phải nên thơ cùng các thủ pháp tu từ từng thống ngự trong ngôi đền thơ Việt cổ xưa, phong nhiêu.

Ngược lại, các nhà thơ ấy luôn được khuyến khích nói về nền văn hóa và ngôn ngữ đặc thù của họ trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách về kinh tế và văn hóa giữa các cộng đồng khác nhau trong đất nước Việt Nam đa dân tộc.

Đó là không gian mà nhà thơ Cham Inrasara đã chi phối trong hơn ba thập kỷ qua.

Born in the oldest Cham village in Vietnam, poet and literary critic Inrasara has been keeping Cham literature alive for over 30 years. From textbooks to poetry, literary criticism to publishing, the accomplished literary jack-of-all-trades discusses the preservation of his culture, the challenge that launched his impressive career and the state of contemporary Vietnamese poetry today.

Within the world of Vietnamese literature, poets from ethnic minorities occupy a special place. While their work is certainly not mainstream, their status as minority citizens affords them a certain freedom: these poets are less compelled to fit in or even follow the standard poetic styles and tropes of Vietnam’s rich and ancient pantheon of national poetry. On the contrary, such poets are often encouraged to talk about their own distinct cultures and languages in an attempt to bridge the economic and cultural gaps between different communities within Vietnam.

It is this space which Cham poet Inrasara has dominated for over three decades.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *