Ngày 18-9-2020, Xuân bào có tút: “Inrasara, nhà văn hoá Chăm – và thái độ vài sinh linh Chăm tiêu biểu”. Sinh nhật, được một trí thức thế hệ mới viết “bênh”, vui quá đi chớ. Hỏi, [1] Inrasara có cần “được bênh” không? Và, [2] tút ấy có phải “bênh” Inrasara không?
Trả lời [2] không khó, bởi không có chuyện “bênh” ở đây.
XB viết: “Ta không biết Ông đã làm gì, hay ta biết mà ta cố tình tảng lờ đi!?” và “Tôi mong anh em Chăm ít ra cũng biết trân trọng thái độ Ông và ghi nhận đóng góp của Ông”. Cả hai ý không phải nói cho Inrasara, mà cho Cham.
– Thứ nhất, kẻ có học Cham cần biết thời sự cộng đồng, trong đó có bản thân ta.
– Thứ hai, Cham cần nhìn nhận đúng sự việc và kẻ dự cuộc, để sau còn cậy ‘taka’ đến.
Còn [1], Inrasara có cần “được bênh” không? Nói không dễ bị thiên hạ cho mình cao ngạo, mà kêu cần thì không được chuẩn lắm. Sự thể như sau:
– Thứ nhất, tôi nói đâu đó rồi, bổn phận của loài chó là sủa, còn của trí thức là NÓI.
– Thứ hai, bà con nào nhìn thấy khuôn mặt ủ ê, buồn chán hay lời than vãn, oán trách của Sara khi nào chưa? Kẻ tự nhận đốt lửa, giữ lửa và truyền lửa mà làm thế, thì chán chết!
– Thứ ba, đụng vấn đề, tôi ‘patom hatai’ “tĩnh tâm” nhìn sâu vào nó, điều nghiên để có cái nhìn đa chiều, đưa ra phương sách giải quyết tốt nhất có thể. Và nhập cuộc…
– Cuối cùng, được thì vui, không được cũng vui, bởi tôi đã hết mình cho nó. Còn việc Cham hay ai đó ghi nhận hoặc biết ơn hay không, tùy lòng.
Sinh nhật Harei jiơng tự chúc mình: KAJAP KARÔ – THUK SIAM!
Phụ lục.
Chuỗi Series: VIẾT VỀ QUÊ HƯƠNG TÔI.
INRASARA, NHÀ VĂN HOÁ CHĂM – VÀ THÁI ĐỘ VÀI SINH LINH CHĂM TIÊU BIỂU
Mảng này tôi tính viết khá lâu, trăn trở, cân nhắc và lần lữa mãi đến bây giờ. Công trình của Ông đối với Chăm, xin miễn nói ở đây. Chính, xem thái độ vài sinh linh Chăm đến với Ông.
1. Bàn coffee, đang tán về Chăm, bạn là kỷ sư trung niên, phán: “Inrasara chẳng có gì cả”. Tôi gợi vài điểm nhấn, trong đó có ý: “Ông là nhà phê bình văn học top 3 Việt Nam”. Bạn tôi vặn: “Top 3 để được gì” Tôi: N g ọ n g… tắt đài.
2. Có dịp tôi và Inrasara coffee một palei Chăm Ninh Thuận. Tình cờ gặp Thầy quen, hiệu trưởng cấp hai, thầy bắt tay tôi, và bắt tay Inrasara một cách hời hợt và xa lạ. Tôi vội hỏi: “Thầy không biết cei à?” Thầy: “lắc đầu và nói không”.
3. Dịp hàn huyên toàn kỹ sư bác sỹ, một anh luyên thuyên một mạch, toàn cái xấu Inrasara, hơn cả 10 phút. Chờ xong tôi khều nhẹ: “Tôi nghe khoảng 5 ý xấu, nhưng Ông ấy có không dưới 110 cái tốt, bạn thử nêu vài tiêu biểu được không?!” Không rặn nổi, dù một điểm tốt??!! Tôi, như thể… hoa mắt và nổi dạ gà.
4. Một bạn, khá chú quan: “Inrasara không qua trường lớp nào cả, chẳng qua là tâm huyết thôi”. Tôi liền minh chứng: Hằng năm, Inrasara thuyết giảng trước hàng trăm sinh viên đại học trong và ngoài nước. Thuyết giảng tại Sứ quán, các tổ chức phi chính phủ, nhà văn hoá thanh niên cho lớp thanh niên tiêu biểu, khả uý, là nơi dân trí cao bậc”. Bạn tôi: N g ọ n g….
Tiểu kết. Đó là tầng lớp tri thức tiêu biểu của Chăm, nhưng cách họ phát biểu, ngỡ tôi đang ngủ mơ, mơ cũng hổng dám tin. Trớ trêu là, Chăm nghèo, bất công, bị ức hiếp… Đó là trách nhiệm các anh đấy, các anh phải giúp và bảo vệ cho Chăm Nhưng không, Inrasara có hẳn một thông điệp: “Chuyện vợ con, kinh tế gia đình, lo thì phải lo rồi; còn vấn đề cộng đồng Chăm nếu không ai lo, tôi phải vào cuộc thôi”. Ấy vậy, đẹp quá chớ, vui quá, đáng trân trọng và phải tri ân chớ. Ngược, quay lại “cắn” người đối đãi tốt với mình??!! Ôi, “tâm địa” Chăm thế này sao, so với thế giới, phải nói là “vô tiền khoáng hậu”.
Thử sang hàng xóm [so sánh hơi sang tí], cái cách người dân Mỹ ứng xử với tổng thống Donal Trump. Cái cách người dân đối xử với Kim Jong Un, nhà lãnh đạo Triều Tiên. Ông một tuần thăm nước bạn, trở về dân nhớ, khóc sướt mướt…
Ý tứ của tôi, sẽ có những phản ứng trái chiều, có thể là “vạch áo cho người xem lưng”. Nhưng không, tôi phải nói, dân phản biện, như cái nghiệp. Im lặng hay né tránh, có thể ức mà chết.
Tổng kết, “jhak hatai”. Dìm người giỏi hơn mình, dìm người giúp mình, tự dìm nhau, và dìm luôn dân tộc mình… VẬY THÌ LÀM GÌ??!! Không lẽ cứ vậy hoài, xuyên suốt thập kỷ. Phải thay đổi, phải có cuộc cách mạng chứ. Ưu tiên, tự cách mạng lí tưởng chính mình.