Bàn về HỌ Cham, ở đây không thuần nghiên cứu, mà mục đích đi đến giải quyết vấn đề. BÀN là đưa vấn đề ra để cùng thảo luận, và để BIẾT tương đối đúng, nhất là với chủ đề hóc búa là HỌ Cham. Tuy nhiên không phải vì thế, mà ta tán thiếu nền tảng. Như tôi thường nói, mỗi vấn đề Cham cần đặt trên 3 chân kiềng mới vững (xem Minh triết Cham).
Từ 3 chân kiềng đó, ta xác định MẤU CHỐT. thế nên,
– Tôi rất trân trọng ý kiến của Abdulkarim Bin Abdulrahman, dù còm ấy có vẻ “phê” tôi. Tôi chỉ trả lời đơn giản: “Đó là sai chi tiết ngoài lề, cứ tạm chấp nhận sách “kinh điển”. Mục tiêu tút này nhấn về điểm chính”
– Riêng còm của Đức Danang: “Làm thế hơi bị độc đoán đấy các ông vua ạ. Chữ nghĩa là của thiên hạ chứ ko phải của riêng các ông nhé.”
Là một lối MỈA MAI vu vơ, không nên xuất hiện trên FB Sara. Bởi trang của tôi rất nhiều người ngoài Cham nhất là trí thức, đọc.
Vào chuyện…
1. Ngày 28/5/2020, Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015.
Theo đó…
“Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn BẢN SẮC DÂN TỘC, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên QUÁ DÀI, KHÓ SỬ DỤNG.”
2. Qua đong đếm HỌ Cham 4+1, chí có 3 HỌ là sử dụng được trong giấy khai sinh: [3.2] như Chế, Trà…, [4.1] như Đàng, Trượng, Lộ… và biến tấu của nó là [4.2] như Đặng, Trương…
Còn tên, thế nào là BẢN SẮC DÂN TỘC mà KHÓ SỬ DỤNG?
Ví dụ vài tên Cham: Suphi, Cahya, Siam… là bản sắc, nhưng có khó sử dụng không?
Nếu cán bộ phường, xã kêu KHÓ, bạn trả lời thế nào, để giữ BẢN SẮC?
3. Bên hành chính là vậy, bút danh thì tùy bạn.
Ví dụ tôi: tên khai sinh Phú Trạm, bút danh: Inrasara. Quen dùng tiếng phổ thông (tiếngViệt), nhiều người viết tên tôi sai bộn: Ít-sa-ra, Inara, Phú Văn Trạm, Nguyễn Phú Trạm… Không ít người còn nhầm tôi với công ty ngoại quốc nào đó nữa. Thế buộc, tôi mới ghi địa chỉ là: Nhà thơ Inrasara.
(muốn hiểu đủ đầy về họ Cham và các biến tướng thú vị của nó, xin đọc: “Nhiêu khê ‘họ’ của người Cham” trong Những cuộc đi và cái Nhà, nxb Hội Nhà văn tái bản, 2019.)