[về tổ chức, thái độ, chuyên môn]
Báo chí chỉ thuần đưa tin, dẫu có thật đến đâu, nếu không tỏ thái độ, nhất là không sắm vai phản biện thì báo chí mới làm được một nửa công việc của mình. Làm báo, tôi đã phản biện gì? Thử kể ba.
[1] Về tổ chức
Tôi hội viên Hội Nhà văn, hai nhiệm kì Phó Hội đồng Văn học Dân tộc và một Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ, nhưng thay vì [im lặng] làm “quan”, tôi lại đi làm “báo”: hay nói.
Festival thơ Châu Á-Thái Bình dương 2015, trăm rưỡi đại biểu nước ngoài dự thì có đến phân nửa không phải nhà thơ, phần còn lại là thơ câu lạc bộ và người viết làng nhàng, ở đó chưa tới 15% là nhà thơ khá tại nước họ. Vậy mà ta mời họ đến festival ăn ở sang trọng tiêu phí bao nhiêu là tiền dân.
Chuyện này tôi viết hai trang to đùng: “Không đương đại, không người trẻ”, Tiền Phong chủ nhật, 8-3-2015. Và gần như tôi là nhà văn duy nhất nói!
Thêm vụ nhà thơ thành viên Hội đồng lại mang tác phẩm mình dự Giải thưởng thường niên của Hội. Tệ hại hơn cả là, khi 7 thành viên khuyên đằng ấy rút không đặng, đã dồn cả phiếu cho, khiến ông ‘phó’ Sara thành bơ vơ không nơi nương tựa với một phiến chống!
Sau cùng sự vụ tập thơ được 2/9 phiếu ở hội đồng chuyên môn lại vượt mặt hai tập 7-8 phiếu, để ôm giải. Tôi phơi bày sự cố trên RFA và kêu khá to tiếng ở tạp chí Tia Sáng (8-7-2015): “Còn ai tin vào nhà văn Việt Nam nữa không?”
[2] Về thái độ
Bài “Văn chương mạng” là tham luận của tôi ở Bàn tròn Văn chương kì 7: Văn chương mạng và Website vannghesongcuulong tại TPHCM ngày 21-4-2007, đăng tạp chí Tia sáng số 9-2007.
Tuần sau báo Văn nghệ mang qua in với các sửa đổi mà không tí ti hỏi ý kiến tác giả. Tại đây người phụ trách trang báo đã chế biến đầy “tùy nghi” đến không còn là của Inrasara nữa!
Tôi gửi bản đính chính đến Ban biên tập, cả tuần bặt tăm, vậy không cách nào khác là – “đánh”. Bài “Chuyện buồn [hết]… cưởi [nổi]: về bài Văn chương mạng, Văn nghệ, 19-5-2007” vừa được Tienve.org đăng, đã nhận các phản hồi thích đáng.
Đậy là một loài thái độ tệ ở chiều khác. Tóm tắt Giải trí cao cấp. “Lẳng lặng mà nghe nó phỏng vấn nhau”.
Một nhà thơ phỏng vấn một nhà thơ khác đăng Vannghesongcuulong 2012, với phát ngôn sai bậy về văn chương và cả về tôi. Nguyên văn:
“Thời gian gần đây tôi có đọc một số ‘thông điệp’ của một nhà thơ dân tộc, hô hào cổ suý cho phong trào tân hình thức, hậu hiện đại… ôi anh ta có nói vấn đề đó thì cũng là ngoại ngữ, mà người nói bằng ngoại ngữ thì dễ tha thứ được, chứ gì nữa… tiếng Việt đối với anh ta là ngoại ngữ rồi”
Qua báo chí, tôi đã phản ứng quyết liệt, cả về chuyên môn lẫn thái độ của hai nhà này, đến Nhà thơ-1 phải xin lỗi, nhờ báo rút bài xuống, riêng Nhà thơ-2 thì… chuồn êm!
[3] Về chuyên môn
Tôi viết hàng trăm phản biện đáp lại những sai lầm về chuyên môn. Sai lầm do bảo thủ hay thiếu kiến thức thuần túy, do còn bám hệ mĩ học văn chương lạc hậu hay ngoan cố bảo vệ thứ văn chương phản tinh thần tự do.
Kết.
Nếu không có báo chí, không có các loại báo phi chính thống, hỏi tôi phải làm gì? Im lặng, như lâu nay nhiều nhà văn, trí thức đã im lặng chịu đựng!
Trích một ý kiến của Nguyễn Lệ Quyên (Bordeaux, Pháp):
“Về bài ‘Văn chương mạng’ của Inrasara, theo tôi nghĩ đó cũng là vấn đề “nhân quyền”. Nó là biểu hiện của sự thiếu tôn trọng từ phía các biên tập viên và các tờ báo đối với đồng nghiệp của họ. Hiện tượng này có lẽ đã xảy ra từ lâu và với nhiều người nhưng nay Inrasara mới lên tiếng. Chúng ta có nên hy vọng là việc lên tiếng của ông sẽ ngăn chận hay giảm bớt việc vi phạm lên “nhân quyền” ấy không? Có lẽ còn phải chờ xem mới biết được Tienve.org, 22-5-2007)