PHÊ BÌNH INRASARA

Nhân 2 tập LLPP vừa mở mắt chào đời ở Mỹ – “tự nghiên cứu mình”, tôi xét thấy LLPB của tôi có 3 tiết mục sau:

 

  1. Tiểu luận, trong khi Anh Chi cho tôi “viết phê bình xem thường người đọc”, còn Phạm Quang Trung coi “nó không có gì là quá mới” thì Lại Nguyên Ân định danh rằng đó là một “thao tác phê bình hiếm có”, còn Hoàng Ngọc Hiến kêu Sara đích danh “cây bút phê bình lỗi lạc”.

Vâng, dù hay dù dở, góp lời quảng bá để văn chương đến với công chúng như thế đều đáng cho tiếng Việt ghi công trạng.

 

  1. Phê bình và giới thiệu nhà thơ: Với tập Thơ Việt, Từ Hiện Đại Đến Hậu Hiện Đại, tôi cho đây là cách làm sòng phẳng và kịp thời. Ở đó tôi “đi vào trong” chính sự thể thơ và nhà thơ hậu hiện đại Việt để nhận diện – “những chuyển mình đầy lạc quan của các cây bút trẻ viết bằng tiếng Việt cả trong lẫn ngoài nước.” – như lời giới thiệu của Lotus Media.

 

  1. Riêng “Hồ sơ biên bản so sánh” in trong Văn Chương Tan Rã, tôi dám tự nhận hơi bị siêu. Trong đó mấy bài sau phải công nhận là… ‘thiên tài’ :

Từ Tố Hữu đến Bui Chát, nhìn lại thế đứng của đĩ Việt Nam;

Thơ trình diễn Việt từ hiện đại đến hậu hiện đại tiến lên… sến (hay: Từ Dương Tường đến Lê Anh Hoài tiến lên Vi Thùy Linh);

Hoàng Sa – Trường Sa, hai cảm thức, hai loài thơ, hai hưởng thụ;

Chiến tranh Việt Nam – tôi, ta & hắn;

Từ Lê V[ăn]ĩnh Tài đến Trần Nhật Quang, Triều Tiên đang ở đỉnh nào của thế giới?;

Thơ [trong, ngoài & sau] tù của Việt Nam;

Thơ yêu nước & câu chuyện hài hước đen.

 

Tự quảng cáo như vậy, coi sách có bán chạy không!? 2 cuốn: Văn Chương Tan Rã và Thơ Việt, Từ Hiện Đại Đến Hậu Hiện Đại đang phát hành trên… trời. 3 cuốn in trong nước:

– Thơ Việt, Hành Trình Chuyển Hướng Say, 65.000đ/c

– Nhập Cuộc Về Hướng Mở, 60.000đ/c

– Thơ Nữ Trong Hành Trình Cắt Đuôi Hậu Tố Nữ, 80.000đ/c

hiện vẫn “còn hàng chiều xổ” – tính giá bìa, chứ không cần trượt giá theo VND.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *