[Kinh nghiệm xương da, rất cần cho người đang và sắp già, quý ông Cham đọc mà ngẫm]
Thầy Jay Katê muộn, vừa vào Sài Gòn, chiều nay bay về Mỹ. Sáng 17-10 tôi phon cho bạn thân lâu ngày không găp, hẹn cà-phê Vườn Đá – CV Đầm Sen. Yut kêu, bận khám bệnh. Tôi hỏi sức khỏe dạo này ra sao. Yut bảo, bệnh già, uể oải và ưa buồn ngủ, hôm nay khám định kì thôi.
- Thầy Jay cũng có vẻ GIÀ. Cuối buổi, thầy nói không biết còn về được Katê mấy lần nữa. Ừ, già. Người, ai rồi cũng già. Tôi thì chưa. Vẫn tràn năng lượng.
Mỗi ngày thức 3:30g sáng, vươn vai, khỏe khoắn, ngồi vào bàn viết. Cà-phê, trà, khoai lang, và viết cho tới Út kêu ăn sáng.
Vụ “ưa buồn ngủ” cũng chưa. Ngày qua ngày: Đọc, viết, học đến 8g chiều. Sau chục phút Yoga, rồi lên giường làm một hơi. Mặc thế giới ra sao thì ra!
Tiết mục “ăn”, tôi muôn đời vẫn cứ ngon miệng và dễ dãi. Dễ để thành nếp đáng phiền. Ba năm qua, ngoài điểm tâm là bữa chính, còn thì “anh xài đỡ món cơm nguội” – nguyên văn bà xã. Chơi vậy riết rồi ông Inrasara GIÀ như bỡn.
[Tôi đang tính kế riêng, nên vừa có status mang tính thông báo: “Có chị nào lượm ô Sara không?” đăng lên đọc vui chết, nhưng chắc không.]
- Ừa, ai rồi cũng già. Vậy làm gì để THỦ THÂN?
Câu chuyện.
Tôi có ông chú rất thế giá, vừa là bạn vong niên. Một sáng trà đàm, ông tâm sự:
– Đàn ông Cham vĩnh viễn là Uraang Parat (người dưng), Oraang Dook Apah (kẻ ở đợ) hay Oraang nhim (người [được] mượn). Trạm phải biết thủ…
Ông dừng lại một đỗi, mĩm cười rất thâm nho: – Phải có túi sau.
Thấy tôi còn ngơ ngác, ông tiếp:
– Và vợ Cham thương mấy đứa con nó thôi, Trạm hiểu chứ?
– Dạ.
– Cái “túi sau”, khi thất thế, mình vỗ vỗ vào chỗ ấy, nó sợ để còn biết lo cho mình. Chú thủ sẵn ba lượng, coi như ổn đến 95% rồi – Giọng chú tự tin đến ngây thơ.
Lúc đó tôi vừa có thằng Út, đứng thủ quán tạp hóa ở quê đang ăn nên làm ra, nghe thế cũng thấy ớn.
Người tính trời định. Sự may dẫn tới nỗi rủi. Một hôm chú nhận tin đứa cháu hứa chu cấp cho chú thoải mái đến cuối đời. Là 100% rồi còn kêu gì nữa. Thế là chú chơi đẹp, giao hết cái túi sau cho mẹ nó. Nhưng rồi khoản chu cấp cũng bị tiêu trật, đến chú phải chịu khổ ở cuối đời – khổ hiểu theo nghĩa trái với tính toán của con người.
Đó là xung đột vợ chồng trong chế độ gia đình mẫu hệ Cham. Câu chuyện này hơi khác. Vợ chồng bạn vong niên tôi tuổi xế chiều, con cái đủ lông cánh bay xa đến trống chuồng. May, ông bà vẫn đùm bọc nhau, kẹt là hàng ngày vẫn phải lúi húi cơm nước.
– Sao anh chị không thuê người giúp việc đi, nhỡ sẩy tay sẩy chân thì sao? – tôi hỏi.
Lương hưu đủ sống qua ngày, chưa kể lo trả nợ đám lễ các thứ, lấy đâu mà thuê người. Con cái lo được phần nó mình đã vui, nói chi chuyện nhờ vả.
Một gia đình danh giá mà phải chịu thế, hỏi có đau không!
- 3. Tôi làm gì?
Dù ‘chỉ là’ nhà thơ, tôi cũng biết thân biết phận mà tính.
– Vụ SỨC KHỎE thì miễn bàn. Tôi vẫn còn đứng thế “kim kê độc lập” cả phút đồng hồ mà chả hề hấn.
– Về TIỀN. Gì chớ, “túi sau” tôi phồng miễn chê. Không phải 95% lẻ nữa, mà chẵn 100%. Vỗ cái bộp, mẹ nó có mà cong giò chạy. Cạnh đó tôi còn thêm mục lò-dzẹt, ngon không kém. Nguyên tắc của tôi: Đó là hai khoản bất khả đụng.
Kẹt của tôi lúc này là phải “cày” để trả nợ cộng đồng. Trước, làm việc cộng đồng, túi tôi rủng rỉnh nên chi tiêu khá thoải mái, nay khác rồi. Đài Loan về, qua thăm một vị Halau janưng tôn giáo lên chức cao, tôi đã phải lưỡng lự giữa 1.000-500-300k, cuối rốt tôi chọn phương án giữa. Ngay giờ này, một ông bạn thân đang nằm bệnh, định gửi thăm anh 1.000k mà còn phải tính, hỏi có khổ không?
– Riêng sức khỏe TINH THẦN, gì gì cũng phải lo. Bởi, ai cũng già. Làm sao tinh thần [trí nhớ, tinh thần, óc sáng tạo…] không bị lão hóa?
Học, tôi học suốt ngày, nhiều cách khác nhau. Hiện, tôi luyện viết và diễn thuyết tiếng Anh, là cách tránh cho trí nhớ suy tàn. Suy nghĩ, luôn cập nhật cái mới, để tâm hồn trẻ trung, tươi tắn. Làm, tìm những điều cấp thiết nhất mà lao vào, và luôn tìm phương pháp mới để tới nơi tới chốn.
- 4. Và cuối cùng, tôi CHẾT thế nào?
Là nhà Yogi cao đẳng, tôi có thể chủ động chết bất kì lúc nào, mà không phiền đến ai. Ngán nhất là khi già kiệt, tôi không thể điều động được hơi thở nữa. Hiện đang tính. Dẫu sao tôi còn khối cháu gái yêu thương Wa/ Ông Xiit nó.
Còn khi chẳng còn ai nữa, tôi chỉ cần nhớ đến mỗi ‘túi sau’ mà… vỗ.