[thuyết & thảo luận, tóm lược. Dương Thụ chủ trì]
9g, 27-7-2019 – 38 Võ Văn Tần, Quận 3-TPHCM
- 1. Việt Nam, có ai vừa là nhà văn đồng thời là nhà tư tưởng, như Umberto Eco; là nhà văn đồng thời nhà phê bình hoặc mang khả tính phê bình, như Kundera; hay nhà lí thuyết, như Grillet, hoặc ảnh hưởng đến việc xây dựng một lí thuyết, như Dostoievski; thậm chí phát kiến kĩ thuật mới hoặc làm thay đổi cách viết, như Marcel Proust, James Joyce?
Ta, được cái này thì mất cái nọ, nên không thể lớn.
- Còn tác phẩm, một tiểu thuyết lớn có gì?
Nêu được tâm cảm chủ đạo của con người thời đại: Kẻ xa lạ của Camus, hay dự cảm tương lai tinh thần của nhân loại: Kafka; triển khai tối đa ý niệm tìm thấy qua nhiều thể loại và thể cách khác nhau: Sartre; biểu hiện đời sống một vùng đất qua kĩ thuật siêu đẳng: Faulkner.
- 3. Tiểu thuyết ở Việt Nam
Thời Tiền chiến, ta mới làm quen và thể nghiệm thể loại mới này.
Đất nước chia hai, miền Bắc, các sáng tác Hiện thực xã hội chủ nghĩa, chỉ đáng lưu kho; miền Nam nhiều thể nghiệm và nỗ lực, nhưng tất cả vẫn còn dang dở, sau khi đất nước thống nhất thì đứt bóng.
Trong khi dân tộc có rất nhiều điều để nói với nhân loại: Cuộc chiến đến nay hãy còn chưa thống nhất tên gọi, sau đó xung đột tiếp diễn ở giai độ toàn cầu.
[Các tên tuổi chỉ mang tính minh họa điển hình]
Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là tiểu thuyết sử thi, giải thích lịch sử “mang tính hệ thống”, nhưng vẫn cứ xài lại kĩ thuật lỗi thời.
Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh mang khả tính thành một nhà tiểu thuyết lớn, thế rồi nhà văn này đột ngột rơi vào định mệnh một tác phẩm.
Nguyễn Viện qua các tiểu thuyết hậu hiện đại, là một thành tựu; nhưng anh đã qua thời sung sức nhất của sáng tạo.
Nguyễn Thanh Việt, Kẻ nằm vùng và tác phẩm phi hư cấu, là hi vọng mới, có lẽ.
- 4. Đâu là các nguyên do?
Truyền thống tiểu thuyết chưa đầy trăm năm, nghĩa là còn rất mỏng.
Dân Việt chuộng ổn đinh, đại bộ phận không ủng hộ hay dị ứng với cái khác, lạ. Cứ đọc lại các “chuyên gia” chống hậu hiện đại trong khi chưa đọc tác phẩm hậu hiện đại nào, thì thấy.
Việt Nam không có triết học, chúng ta còn chưa ngạc nhiên và lo lắng về cái thiếu đó. Triết học được dạy trong nhà trường là triết học Theo-ism, một thứ phản triết học.
Dạy văn ở nhà trường là lối dạy hủy thẩm mĩ văn chương: Lỗi ở thiết kế chương trình ngược ngạo, thế nên không ít trí thức Việt Nam mù-chữ-về-văn-chương” (chữ của Nguyễn Hưng Quốc); hơn nữa, đến chương trình Đại học khoa văn vẫn chưa chịu tiếp cận các trào lưu mới của thế giới ngoài kia.
- 5. Lớn hơn cả, là người viết lẫn người đọc đang phải chịu cơ chế đóng: thiếu tự do.
Cơ chế kiểm duyệt: cấm, cắt bỏ, in và thu hồi.
Phía tiếp nhận. Kiểm duyệt đọc: cấm đọc, hạn chế thành phần đọc, định hướng thảo luận, phê bình. Ba trường hợp ở cấp độ khác nhau: Bùi Ngọc Tấn với Chuyện kể năm 2000. Bảo Ninh và Nỗi buồn chiến tranh (1987), cuối cùng Nguyễn Bình Phương cùng Xe lên xe xuống (2011).
Người làm sản phẩm, là nhà văn thì tự kiểm duyệt qua nỗi sợ thứ bóng ma mơ hồ ám ảnh: “’Hậu đổi mới’ là thời kỳ hoàng kim của tự kiểm duyệt” (Phạm Thị Hoài).
Tài năng nếu có, chưa được đẩy đến cùng. Trường hơp Trần Dần là vô cùng hiếm.
THẢO LUẬN [các câu hỏi & gợi mở đáng chú ý]
Các tên tuổi cần được tính tới: Dương Nghiễm Mậu, Dương Thu Hương, Hoàng Minh Tường…
Vấn đề đất nước nhược tiểu và ngôn ngữ nhỏ;
Cần mạng lưới thư viện, mạng lưới đọc và PR, cần diễn đàn trao đổi như Cà phê thứ Bảy này;
Cần nâng cao trình độ thưởng thức văn chương của cộng đồng độc giả;
Bất cứ hoàn cảnh nào, khi bạn đủ tài năng và quyết tâm theo đuổi sáng tạo, bạn vẫn có thể viết;
Thiếu tự do, nhưng mạng toàn cầu có thể giải quyết vấn đề này;
Nhà văn cần đặt vấn đề viết cho ai, vậy có cần phải mới, lạ không? Kim Dung, hay tác giả Harry Potter vẫn là lớn, nhưng đâu phải khó tiếp nhận.
Không phải đề tài làm nên cái lớn của tác phẩm văn chương;
Tài năng và lí tưởng sáng tạo mới là hai yếu tố quyết định cái lớn của nhà văn.