Chữ & Nghĩa 25. NHÀ VĂN VIỆT NAM NGẠI ĐỨNG TRƯỚC CÔNG CHÚNG, TẠI SAO?

Giữa thế giới giàu sang vô độ này, cả nền thơ không thể cứu chuộc chúng ta

trong thế giới nghèo túng cùng cực này, một câu thơ cũng có thể cứu vớt chúng ta

(Lễ Tẩy trần tháng Tư, 2002)

 

Câu chuyện

Tháng 11-2003, Bàn tròn Văn chương tổ chức tại tư gia anh Nguyễn Hòa SCL ở Vũng Tàu với tiêu đề: “Văn học Việt Nam & Hậu hiện đại”. Ở đó chúng tôi mời nhà thơ Xuân Sách phát biểu khoảng non nửa tiếng. Xong ông nói:

– Cả đời viết văn, đây là lần đầu tiên tôi được nói chuyện thoải mái, và được nói dài trước số động cử tọa như thế này. Nửa tiếng đồng hồ chớ chẳng ít. Xin cảm ơn các anh chị! Xuân Sách là vậy, khi có cơ hội – không sợ sự thật.

Trong khi khối nhà văn có cả đống cơ hội xuất hiện trên báo, đài, nhưng cứ lãng tránh sự thật, vuốt đuôi sự thật, hay mãi cho “ngôn ngữ quẩn quanh hàng rào sự thật” (thơ Inrasara). Đó là loài nhà văn giả mạo.

 

Chuẩn bị cho buổi nói chuyện ở Salon Cà phê Văn học tháng 9-2014: “Hiện thực đời sống và văn học Việt Nam đương đại”, tôi đã ướm thử hơn mươi nhà văn thuyết trình về chủ đề này, có đến 90% nhà thoái thác, đùn đẩy và, từ chối. Chỉ có mỗi Dạ Ngân nhận. Tại sao?

Nhà văn Việt Nam…

– không đọc nhau, càng không đọc nhau có hệ thống nên ít ai nắm được toàn cảnh văn học đương đại nước nhà, nói e bị hố;

– thiếu lí thuyết, thế nên hiếm khi hệ thống được vấn đề đang bàn, thuyết sẽ rất lúng túng;

– không được đào tạo/ không quen đứng trước công chúng, sanh tâm lí e ngại;

– nhiều nhà văn Việt Nam không “thích” truyền đạt ý tưởng của mình bằng thuyết lí [trước công chúng], là nguyên do rất đáng kể. Chúng ta ưa nói: “tôi muốn lên tiếng bằng chính tác phẩm của tôi hơn”;

– cuối cùng, nhà văn Việt Nam sợ đối mặt với vấn đề hóc búa, ở đó điều họ không thể tránh: những câu hỏi “nhạy cảm”.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *