Cham sống sót, làm gì?-18. CA NGỢI BẢO THỦ

Câu Chuyện Do Thái (2015, Đặng Hoàng Xa, NXB Hồng Đức, tr. 25-26):
“Trong suốt lịch sử, dấu hiệu đầu tiên cho biết người Do Thái có bản sắc dân tộc đặc biệt mạnh mẽ chính là việc họ từ chối các vị thần và phong tục tôn giáo của dân tộc từng thống trị họ như người La Mã, và sau đó Kitô giáo và Hồi giáo.
Ở nhiều trường hợp khác, các dân tộc chấp nhận tôn giáo, ngôn ngữ, và bản sắc của kẻ cai trị hoặc hàng xóm để rốt cục biến mất khỏi lịch sử.

Điều đó chứng tỏ một bản năng yếu kém không có chỗ đứng trong thế giới của quyền lực. Bản sắc tôn giáo-dân tộc kéo dài của người Do Thái mạnh hơn hẳn so với hầu hết dân tộc trên trái đất.”
 
Đọc lại: “Một BẢN NĂNG YẾU KÉM không có chỗ đứng trong thế giới của quyền lực”.
Một câu hỏi nền tảng: Suốt dòng lịch sử, Cham bao lần thiên di: Philippines, Hải Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, và phần nào đó – Cambodia. Tại sao mỗi đợt bỏ ĐẤT đi, là Cham BIẾN? Quần chúng không hành hương về ĐẤT đã đành, ngay nhân vật xuất chúng cũng không có; và nếu có, không ai trở lại giúp sinh linh Cham đang ở lại bám ĐẤT, hơn 200 năm qua. Là sao!

Và vì sao? Trả lời câu hỏi tối quan trọng này khả tính bày ra HƯỚNG MỞ quyết định.

 

Trong khi…

Ở bài nghiên cứu “Cham Pangdurangga, ngang bướng, kiêu hãnh & đau khổ” (Boxit.info, 2012), tôi từng phân tích, rằng…

– Cham quan niệm về đất rất khác: “Dar thōk padōk kiak: Chôn nhau, đặt viên gạch”. Thân phàm gắn với đất chưa đủ, cần hơn chính là yếu tố tâm linh, đất mới thành ĐẤT;
– Cham có tôn giáo Ahiêr Awal cực kì bảo thủ;
– Và “sức mạnh nội tại của văn hóa Cham” khiến Cham, dù sống xen cư và cộng cư với người Việt hơn 2 thế kỉ, vẫn không bị đồng hóa.
Thế nên, có tan nát và ĐAU KHỔ (lịch sử và cuộc sống) tới đâu, chính lòng KIÊU HÃNH [về văn hóa văn minh], cùng tính NGANG BƯỚNG (bảo thủ) mà người Pangdurangga đã…
– Thời Champa, khi bị áp chế, nhiều lần dũng mãnh kháng cự lại triều đình Trung ương;
– Vương quốc đổ vỡ, Pangdurangga thâu nhận tàn dân Cham từ các nơi về, họp quần, sinh con đẻ cháu. Từ đó bảo tồn bản sắc, và tiếp tục học, làm và chơi;
– Cuối cùng, có đi tận đâu họ luôn nhớ về nguồn cội.
Bảo thủ, chớ gì là chuyện đùa!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *