1. Trao đổi với ông chủ một tập đoàn nghệ thuật [từng đọc kĩ FB Sara], ông cho rằng có 3 chất kết dính để DÂN TỘC LÀ MỘT DÂN TỘC: Quá khứ, Ngôn ngữ & Tôn giáo. Cham giống Do Thái ở bị lưu lạc và cùng sở đắc 3 thứ:
– Quá khứ chung: lịch sử;
– Ngôn ngữ chung: tiếng Cham;
– Tôn giáo chung: tôn giáo Ahiêr Awal (xin tạm cho vài tôn giáo khác vào ngoặc).
Cham khác Do Thái 1 điểm: Tôn giáo họ cực mạnh ở thống nhất, từ đó họ GIÁO DỤC khủng. Từ giáo dục, dân Do Thái có nhiều đóng góp vĩ đại cho nhân loại. Tôn giáo Cham ngược lại, Tùy tiện chủ nghĩa, và tuyệt KHÔNG giáo dục tín đồ.
Đây là nguyên do DUY NHẤT, nguyên do mang tính sử mệnh khả tính dự cảm tương lai dân tộc [sẽ bàn ở Serie này].
2. Chữ viết là cần, nhưng tiếng nói mới quyết định sự sống còn của dân tộc. Mất tiếng nói, chữ viết trở thành tử ngữ.
Thử phân tích sinh mệnh tiếng Hebrew. Tạm phân 3 giai đoạn: Khoảng năm 200-400, như ngôn ngữ nói hàng ngày, tiếng Hebrew biến mất; thời Trung cổ, nó chỉ được dùng phục vụ tôn giáo và văn học giáo đoàn; mãi thế kỉ XIX nó mới hồi sinh như một ngôn ngữ nói và viết.
Cần phân biệt 3 loại: Tiếng Hebrew hiện đại là 1 trong 2 ngôn ngữ chính thức ở Israel; tiếng Hebrew tiền hiện đại được dùng cầu nguyện; còn tiếng Hebrew cổ đại chỉ dành cho giới nghiên cứu, ở đó Kinh Torah và đa phần của Kinh Thánh Tanakh được viết bằng tiếng Hebrew này.
Do Thái lưu lạc khắp nơi, nói và nói độn nhiều thứ tiếng khác nhau, khi quốc gia Israel hình thành, để phục dựng ngôn ngữ dân tộc, họ bắt đầu từ CHỮ. Hiện có khoảng 5 triệu dân Do Thái trên toàn cầu nói tiếng Hebrew.
3. Cham cũng hệt.
Tiếng Cham cổ điển Akhar di hayap là chữ bi kí: Nó còn đó, được sưu tầm và dịch, dành cho giới nghiên cứu; tiếng Cham cận đại Akhar thrah vẫn còn đó, trong các văn bản đủ loại, với đủ đầy từ vựng, đa phần dùng phụng sự tôn giáo; và tiếng Cham hiện đại của Ban Biên soạn sách chữ Chăm mà trẻ con [đã thành dân chúng] đang học hôm nay.
18 thế kỉ diễn ra sự khác biệt giữa 3 thế hệ chữ & tiếng là điều khó tránh. Vấn đề hôm nay là:
– Mỗi bộ phận của cộng đồng cứ dùng tiếng & chữ Cham cho mục đích của mình. Ví dụ chức sắc Ahiêr cứ sử dụng Agal [mà họ hiểu rất ít] cho tập tục;
– Nhưng hãy thống nhất về TIẾNG NÓI. Bởi, dù có giỏi CHỮ bao nhiêu, nếu ta không nói được tiếng mẹ đẻ, ta không là Chăm, hoặc chưa thể là một Cham trọn vẹn.
Do Thái sau 2 ngàn năm lưu lạc còn giữ được tiếng & chữ, tại sao Cham thì không?