HẢI SỬ CHAMPA & VĂN HÓA BIỂN CHAM NHƯ LÀ MỘT GỢI Ý

Tôi không phải sử gia, các bài viết của tôi về Hải Sử Champa và Văn Hóa Biển Cham đăng trên các báo và tạp chí thời gian qua chỉ như là một gợi ý. Sau đây là 10 bài tiêu biểu:
Sea of Champa
1. Tìm nền hải sử Việt Nam ở đâu?, Tiền phong chủ nhật, 23-3-2014; tạp chí Non Nước, số 200-7-2014
2. Chủ quyền biển Việt Nam qua văn hóa Chăm, BBC.co.uk/vietnamese, 25-3-2014
3. Văn hóa biển Việt Nam, báo Thể thao & Văn hóa cuối tuần, Văn Bảy thực hiện, 23-5-2014
4. Biển trong văn chương Chăm, tạp chí Tia sáng, 5-7-2014
5. Việt Nam nhìn từ huyền thoại ít được biết đến, tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3&4.2014.
6. Văn hóa biển làm giàu nền văn hóa đa dân tộc Việt Nam, Sứ quán Thụy Sĩ, 12-5-2015
7. Cham, cầu nối nối liền Việt Nam với ĐNÁ Hải đảo, Đại học Thái Nguyên, 15-5-2015
8. Hành hương Po Riyak, Vanviet.info, 16-4-2016; Boxitvn.net, 17-4-2016
9. Pô Riyak Thần Sóng và tục thờ cá Ông của người Việt, báo Đà Nẵng, 4-6-2016
10. Po Riyak – Thần Sóng: Lịch sử, truyền thuyết và tục thờ cúng, tạp chí Nghiên cứu & Phát triển, số 2-2016

Nhận xét ngắn:
Mỗi nhà lo phần việc của mình: Sử gia truy tìm chứng cứ lịch sử; trên chứng cứ đó, nhà chính trị đấu tranh; sau rốt khi không xong mới xài đến nhà quân sự…
Về tìm cứ liệu lịch sử:
– Lâu nay chúng ta chỉ lo chứng minh “chủ quyền biển đảo” với thế giới qua sử liệu nhà.
– Nguyễn Hoàng Quân đi hướng ngược lại: cho thế giới biết “chủ quyền biển đảo” KHÔNG thuộc Trung Quốc, qua chính sử liệu Tàu. Tôi có giới thiệu tác phẩm của ông đồ thời mới này trên Tuổi Trẻ. Công trình đoạt Giải Phan Châu Trinh 2014 là rất xứng đáng(*).
– Ngoài ra, trên các diễn đàn, tôi nhiều lần gợi ý các nhà sử học VN đi theo hướng nghiên cứu mới [nhưng rất cũ]: tìm “chủ quyền biển đảo” Việt Nam qua hải sử Champa và văn hóa biển Cham.
Còn xác minh chủ quyền mang tính pháp lí quốc tế, là chuyện khác nữa. Riêng việc sở hữu bản đồ Sea Of Champa cũng là cơ sở cho ta truy tìm thêm.
_______
(*) Tuổi trẻ, 1-1-2015, nguyên văn: “Cũng thuộc lĩnh vực nghiên cứu lịch sử nhưng nóng và thời sự hơn, khi vào những ngày cuối năm Phạm Hoàng Quân cho ra mắt công trình Hoàng Sa – Trường Sa, nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc (NXB Văn Hóa – Văn Nghệ). Mười năm lội ngược dòng lịch sử – không phải lịch sử VN, mà chính là lịch sử Trung Hoa – 10 năm âm thầm trì chí với thái độ nghiên cứu cẩn trọng, nghiêm túc để “chứng minh rằng qua nhiều nguồn sử liệu Trung Hoa, nhà nước Trung Quốc trong lịch sử từ thời nhà Hán đến thời nhà Thanh chưa từng quản lý và xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và vùng biển Đông VN hay vùng biển Đông Nam Á”. Đây là cách làm khác đời, thể hiện sự dũng cảm mang tính khai phá hiếm có”.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *