CHAM – “DIGAN ĐÔNG NAM Á”?

1. “Cham Digan” ĐNÁ là chữ tôi mượn lại từ nhà báo Nguyễn Hoàng Sông Hậu đăng Tiền Phong, tháng 6-2001: “Người Chăm An Giang và những cuộc ra đi”: “Chăm… sống đời Digan”.
Tôi trích đoạn dài bài báo và bình trong tiểu thuyết Chân Dung Cát: “Lướt qua cái tít nhỏ in đậm “Sống đời Digan”, tôi nghĩ đấy chẳng gì hơn mánh khóe gợi tò mò của kẻ rỗi việc, không định đọc bài báo. Nhưng rồi bởi rỗi việc và tò mò, tôi đã đọc nó. Tôi nghĩ anh nhà báo có khám phá nhỏ về Chăm.”

2. Năm 2014, tôi có bài thuyết giảng dài 2 buổi: “Huyền thoại VN nhìn qua con mắt Cham”, trong đó có chương: “Tinh thần Mở qua những chuyến đi của người Cham làm thành huyền thoại “Digan Đông Nam Á”. Bài này được nói lại trong buổi khác ở Chakleng – Ninh Thuận. Sau buổi thuyết, một bạn phản bác tôi: “Ông bảo Cham là Digan Đông Nam Á, là sai!”
Tôi mới bảo: “Dự buổi nói chuyện mà bạn không nghe người nói, lại nghe chính mình, từ đó không nắm vấn đề sanh ra phản bác. Tôi có bao giờ cho vậy đâu! Nguyên văn nè: “Tinh thần Mở qua những chuyến đi của người Cham làm thành huyền thoại “Digan Đông Nam Á”. Hơn nữa, bạn cần nghe tôi đã “giải” nó thế nào đã chứ!”
Bài này nằm trong cụm GIẢI HUYỀN THOẠI của tôi.

3. Sáng nay, Jaya chat nói có bạn trẻ phản đối ý nhà báo trên, cho ông này phát ngôn như thế là không hiểu gì về văn hóa và lịch sử Cham cả.
Một phát ngôn nào bất kì, khi nó khác lạ, thường gây dị ứng. Với một người hiểu biết thì khác. Trước phát ngôn: “Việt Nam là nước thơ”, Nguyễn Hưng Quốc không chống, không chửi mà giải nó bằng phân tích, qua đó thuyết phục người đọc rằng nó chỉ là huyền thoại. Mới đây, trước tuyên bố: “VN là cường quốc thơ” của Nguyễn Quang Thiều, tôi cũng có bài “giải” – giải để đánh đổ, trong khi nhiều người khác chỉ lo mỉa mai và… chửi.
Cũng trong buổi thuyết giảng trên, tôi giải huyền thoại lục bát là thuần Việt, huyền thoại Huyền Trân, Chế Bồng Nga…

4. Nay có thêm Cham “sống đời Digan”.
Tôi không chống nó, mà còn cho nó là “1 khám phá nhỏ”. Tạm đồng ý với “khám phá” đó, sau đó tôi GIẢI nó. Còn “chống” nó, cho nó “không hiểu gì cả” thì không gì dễ hơn. Tôi cho “huyền thoại” này xuất phát từ [hiểu theo nghĩa phái sinh] tinh thần MỞ Cham, mà tinh thần mở liên quan mật thiết với tính phiêu lưu Cham. Nhìn bề mặt thì nó có vẻ thế (cần ghi nhận ý kiến đó là vậy), nhưng khi đi vào bề sâu và chiều xa, sự thể sẽ khác đi.
Tôi chứng minh và luận giải (5 trang A4) luận điểm trên qua: 1. lịch sử Champa: Cham phiêu lưu sớm và xa; 2. qua cộng đồng Cham sống ở hầu hết nước ĐNÁ (nguyên do lịch sử và tự thân); 3. và qua sự kiện ngay hôm nay, Cham cũng phiêu bạt qua rất nhiều vùng đất để tạm trú tìm sinh kế.

Giải huyền thoại không phải là hủy huyền thoại, mà là nhìn huyền thoại qua nhiều chiều nhìn khác nhau: để trả lại huyền thoại về đúng vị trí của nó. Huyền thoại cư trú giữa sự thật và hư cấu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *