In tập thơ Chuyện 40 Năm Mới Kể & 18 Bài Thơ Tân Hình Thức, tôi được mọi người cho biết mình đạt 2 kỉ lục: tập thơ tân hình thức chính thống đầu tiên (cái này là chắc chắn), và chữ LỒN xuất hiện chính thống đầu tiên trong 1 tập thơ (vụ này cần xem lại).
Chuyện kể…
RỖNG. Tôi không làm thơ tùy hứng tùy nghi mà, có phương án, kế hoạch. Tập thơ Lễ Tẩy Trần Tháng Tư được ghi chú trước đó vài năm, mãi mùa hè 2002, dự Trại sáng tác của Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức ở Vũng Tàu, tôi mới có thời gian ngồi rặn ra nó. Tôi viết nó liên tục trong 20 ngày, rồi đưa cho bạn văn đọc gọi là góp ý rải rác trại viên với nhau. Ngô Khắc Tài bảo từ này nhảm quá, tôi vâng lời xóa ngay. Nhà thơ Đàm Chu Văn khuyên Sara nên loại hai đoạn kia khỏi tập đi, tôi cũng nghe. Nghĩa là tính tình “dễ bảo”, như tay thơ Trần Wũ Khang từng nhạnh tôi thế. Nói chung, bạn văn xa gần đều xoa đầu: tập thơ được!
Gởi bản thảo cho nhà xuất bản Hội Nhà văn, một vị ở đó kêu rằng: đây là bản thảo thơ hay nhất trong vài năm qua tôi được đọc, chắc chắn nó sẽ giật giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam (như thần, tập thơ này giúp tôi đoạt giải HNVVN lần 2 sau đó)! Nhà xuất bản đề nghị loại bỏ 7 bài “Những ngày rỗng”, tôi đã vâng, mặc dù thiếu chúng tập thơ sẽ bị hẫng. Nhưng tại sao mỗi từ “rỗng”, BBT bảo thay bằng “trống” để thành “Những ngày trống”, tôi cũng gật? Dại dột vậy đó. Rỗng với trống xa cách cả vực thẳm ý nghĩa. Đằng thì nhàn cư không có gì làm thành trống, đằng thì hàm nghĩa triết lí – một rỗng tạo tiền đề để cái mới tràn vào cho sáng tạo mở phơi.
Sách ra, bằng hữu có dịp đọc bản thảo tập thơ trước đó, đã phone tới la lối om xom về mỗi chuyển đổi giới tính này, tôi đành chịu trận. Bởi mình lỡ dại. Cũng chưa oan bằng vụ sau.
LỒN. Đây là từ xảy ra trong tập thơ Chuyện 40 Năm Mới Kể & 18 Bài Thơ Tân Hình Thức. Gửi bản thảo cho một nhà xuất bản trước đó, Ban biên tập chỉ đề nghị tôi bỏ ba bài khác chứ không đả động gì đến bài có “nó”. Bốn chị em tuổi trên dưới ba mươi báo cáo anh, “tụi em hội ý nhiều lần thấy không cách nào biên tập được, nên để lại nguyên xi như nó là thế”. Đùng cái, Hội Nhà văn TPHCM quyết định tài trợ in tập thơ. Và tập thơ được in nguyên bản.
Gần tháng tập thơ mở mắt chào đời, BBT nhà xuất bản phone cho tôi thu hồi lại số sách tồn đọng, xóa “nó” đi mới phát hành [tặng] tiếp. Tôi nghiêm chỉnh chấp hành. Chưa hết, sáng hôm sau tôi nhận cú phone của Lê Văn Thảo từ Văn phòng Hội: “Sara viết gì mà họ kêu, mậy. Mang hai bản cho tao cói”. Tôi chạy qua Hội. Anh giở ngay “Thằng hoang” nheo mắt dò tìm. – “Nó đâu mất rồi?”. – “Sara bôi rồi!” – “Mầy lấy cái bản chưa xóa cho tao”. Tôi đưa bản khác cho anh, thế thôi.
Tưởng đến đó là hết chuyện, ai ngờ chuyến đi thực tế cùng đoàn nhà văn TP lên Lâm Đồng, một nhà văn cho tôi biết: “nói thật với Sara, nếu không có ‘nó’, thì tập Chuyện 40 năm… đã đoạt cái giải của Hội ta năm ngoái rồi! Tôi bảo bạn thử thay cái từ nào khác đi. Ví thay bằng “âm vật”, “âm hộ”, nó vừa thừa chữ với không chuẩn và nhất là không ăn vần; còn nếu thay bằng “l.” thì nó yếu và nghe bị phân biệt đối xử quá đi. “Lồn”: đầy đủ, chuẩn xác và có thể nói, rất đẹp!
… mười
năm chờ hết nổi nàng chửi gió
đợi nó cho mệt cái lồn vụt
cưới chồng Hamu Crok…
Câu chuyện văn học Việt Nam 27. Giải [minh] oan cho từ – LỒN 01.
Cả đời làm thơ, tôi hân hạnh có được 2 bài “gây xôn xao dư luận”!
Năm 2010, bài “Khóc Tây Tạng” đăng lên Tienve.org, mọi người xúm vào bàn tán – rất vui (bạn Viễn Kiều Phạm cho rằng không ai biết thơ Inrasara, nên tham khảo cuộc tương tác này). Trước đó, bài “Thằng Hoang” dư luận cũng đã xôn xao, và vui không kém. Mãi bây giờ nó vẫn cứ âm ỉ. Đây là vấn đề lớn, mang tính mĩ học! Vậy xin bàn qua một lần cho trót.
Share stt “Câu chuyện văn học Việt Nam 27”, bạn Ha Bui có bình luận đáng chú ý:
“Ngôn ngữ vốn bình đẳng, ngôn ngữ thơ cần lựa chọn “đích đáng” là quan trọng nhất. Có những từ không thể thay thế được. Cả nể với “chị em” thì có lúc chấp nhận được, còn cả nể các nhà “đạo đức giả” thì đừng, anh Inrasara ạ”.
Cạnh đó còn nhiều bình luận và thái độ khác nữa: S làm thơ dùng chữ nào là “dâm ô”, nào là “rất đắc”, rồi là cắt giải thưởng, thu hồi và xóa…
Nhìn các bạn thơ nữ đọc để duyệt bài này, tôi cứ nhớ mãi tiếng cười khúc khích của mấy nàng: “anh Sara nhà ta cũng đáo để chớ bộ”. Và cả ba nàng quyết không cắt bỏ NÓ. Thôi thì xin đăng nguyên văn bài thơ cho quý độc giả FB bàn, và bỏ phiếu, xem chuyện cắt bỏ NÓ có oan cho bài thơ không, hỉ?
Chuyện 40 năm mới kể – Chuyện 14. Thằng hoang
Lớp mười bỏ trường đi hắn kêu
chương trình quá chật, thằng hoang đàng
chuyên chọc ổi trộm bài không học
cũng thuộc ấy. Mười bảy tuổi bỏ
nhà ra đi hắn bảo làng quá
chật, cái thằng to xác siêu sao
ghi không dưới chục bàn một trận
xóm dưới ấy. Bỏ đất ra đi
hắn bảo Phan Rang quá chật. Bỏ
đại học hắn cho giảng đường quá
chật. Tổ quốc quá chật, lễ lạc
ý hệ, văn chương, triết lý quá
chật không chứa đủ hắn, thằng hoang
đãng ấy đang sống chết nơi đâu
Hắn đã tặng cho hoa hậu lớp
Msa một bụng rồi bỏ đi mất
tăm dặn đợi anh em nhé, mười
năm chờ hết nổi nàng chửi gió
đợi nó cho mệt cái lồn vụt
cưới chồng Hamu Crok. Hắn vẫn
không chịu dẫn xác về, nước mắt
bà mẹ tội nghiệp không làm mềm
hắn, bốn mươi năm thằng hoang hủy
hắn dọc ngang chân mây góc phố
nào bà con dòng họ vừa làm
tang hờ nhốt hồn vía hắn vào
cái klong đang rất chật.
Câu chuyện văn học Việt Nam 27. Giải [minh] oan cho từ – LỒN 02.
Trong bài thơ “Thằng Hoang”, cái LỒN xảy ra như nó phải thế. Tôi không chút dụng công cố ý, nó đến tự nhiên như nhiên. Còn bài “Cái Lồn Vô Tận” (Tienve.org, 2003) của anh bạn thơ Trần Wũ Khang mới ác liệt. Đây đích thị là bài thơ luận về cái LỒN, ca tụng cái LỒN. Nó cũng đã một thời làm dư luận xôn xao. Xin đăng lại để bạn đọc FB tham khảo và đối sánh.
Trần Wũ Khang: CÁI LỒN, VÔ TẬN
(in trong tập Quà Tặng Của Quỷ Sứ, 2009)
Một ngày kia
chợt
thượng đế nghĩ ra Cái Lồn – những Cái Lồn vô tận.
Những Cái Lồn sinh ra đàn ông, đàn bà & thế giới
sinh sự, sinh vật, sinh khoái lạc với muôn hệ lụy đời
hạnh phúc & đau khổ
tội ác & hình phạt
những Cái Lồn sinh ra những Cái Lồn
những Cái Lồn vô tận
Những Cái Lồn ướt, khô, buồn thiu hay phơi phới – những
Cái Lồn vô tận
những Cái Lồn teo tóp hay đầy đặn
khép nép hay mở toang
sẵn sàng bao dung triệu câu thơ lạc
ngàn nhà thơ cô đơn
những Cái Lồn trụi lông, bị bỏ quên ghẻ lạnh
những Cái Lồn đã oải cuộc chơi
những Cái Lồn tưởng quá đát
những Cái Lồn đã dính SIDA
những Cái Lồn vĩ đại…
Những Cái Lồn đứng đường, nằm nệm mút hay
vạt tre, bắt chữ ngũ xa lông hay ngồi
xổm khúc gỗ xóm nhà lá
những Cái Lồn sắp mãn đời vẫn còn trinh
những Cái Lồn nhẫn nại chờ đợi
như bà mẹ chờ đứa con hư
vẫn bao la vô tận
Cứ làm nơi an nghỉ của kẻ thất bại
mơ tưởng của phạm nhân, nhỏ dãi của
quan tòa, co rúm của mô ph(ật)ạm, phẫn nộ của
đạo đức giả, nuốt nước bọt của kẻ bất lực
những Cái Lồn vẫn bao dong, nỗi bao dong vô tận
Người bao la như mẹ, nhẫn nhục như
chị, dịu dàng như em gái – Tôi trang trọng
gọi tên người: Những Cái Lồn! O Darling!
Khi vui tôi mân Người, khi buồn
tôi gối đầu lên Người, khi đói tôi cắn
Người, khát tôi uống Người,
những Cái Lồn như giếng sâu thăm thẳm
Khi cô đơn (ôi bao nhiêu là nhà thơ cô đơn)
thay vì âm AUM cũ xưa xa lắc
bạn hãy phát âm tiếng LLÔÔỒNN
tiếng LLÔÔỒNN dội âm ấm áp
– bạn dứt ngay cô đơn
Khi tôi không còn phương tiện, Người là
phương tiện, tôi hút mục tiêu, Người là
mục tiêu, tôi bị khủng bố, dọa nạt, Người là
nơi ẩn trú an toàn ấm cúng, tôi bị hất hủi
Người vẫy tới an ủi vỗ về
Những Cái Lồn vô tận
Biển cạn, núi mòn – Người có
Chế độ sập, văn minh tiêu – Người còn
Vô tận, đầu tiên & cuối cùng: Những Cái Lồn…