Vấn đề Đất Ghur Bini đã đi tới đâu?

(Chuyên đề Ghur Cham Bini – bài 06)

1. Đầu tháng 7-2013, sau khi cùng nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên thăm đất Ghur Girai Neh về, tôi có bài viết “Lo trước 01 – Ghur Anưk Biniđăng trên mạng nhà vào ngày 13-7-2013.

Sau đó, Nguyễn Vĩnh Nguyên viết bài “Ghur Girai Neh – một dấu tích biển Chăm” đầy tính cảnh báo đăng trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 22-8-2013.(*)

Sau bài viết, tôi nhận được nhiều phản hồi khẳng định Đất Ghur anưk Bini là đất thiêng của tổ tiên cần phải bảo vệ, từ đó đề xuất hướng giải quyết. 3 phản hồi tiêu biểu:

Đứa con Cham on 16.07.2013 at 22:40

Ước gì mỗi làng Chăm drei đều có trí thức lớn, trí thức đó dám cất lên tiếng nói của lòng dân. Tôi không cho là dũng cảm mà là chỉ cần biết yêu làng quê mình và cất lên tiếng nói. Tôi nể phục nhà thơ Inrasara vì lẽ đó.

Tôi chỉ là người xa quê nhưng lòng vẫn mong về cố quận. Đất Ghur người Chăm Bini là thiêng liêng, cần phải gìn giữ cho muôn đời sau.

Thuk siam!

.daovan on 17.07.2013 at 13:14

Chào nhà thơ Inrasara!

Rất cám ơn nhà thơ nêu lên vấn đề này. Xét về tâm linh “Đất Ghur” là nơi an nghỉ bất khả xâm phạm. Khi tôi còn nhỏ, mỗi lần Ramưwan đi tảo mộ ở Cà Đú, thấy những người dân sống gần nơi này phóng uế rất bừa bãi gây mất vệ sinh. Nhưng mấy năm gần đây dân sống có ý thức hơn và nơi này sạch sẽ hơn.

Hiện tại, ở Ninh – Bình Thuận có hội đồng chức sắc Bà-ni mà Nhà nước công nhận và hằng năm gặp gỡ lãnh đạo Tỉnh.

Nhà thơ đã lên tiếng về vấn đề này rồi thì nhà thơ liên hệ với Hội đồng để giải quyết luôn. Như vậy, kết quả sẽ tốt đẹp hơn.

Chúc sức khoẻ.

THÀNH ĐÀI on 17.07.2013 at 14:54

Nếu trong trường hợp anh Inrasara đứng ra vận động thành lập quỹ bảo vệ Ghur như thể để bảo vệ di sản tinh thần và văn hóa Chăm, thì tôi tin chắc rằng, con cháu hậu duệ Chăm hải ngoại và quốc nội nhiều người sẽ vô tư cùng chung tay đóng góp nguồn tài chánh cho quỹ này.

 

2. Sau đó ít lâu, tôi đã trực tiếp gặp hội đồng chức sắc Pabblap, gặp riêng Imưm Ghệ và thầy Nguyễn Văn Tỷ, gặp cả Tiến sĩ Thành Phần là những người Pabblap để bàn về việc giải quyết vấn đề Ghur Girai Neh. Các vị có hứa sẽ tiến hành sớm, nhưng rồi hơn nửa năm trôi qua, sự thể chẳng đi tới đâu cả.

Còn tệ hơn. Sáng 4-3-2014, đọc thấy đoạn viết ngắn trên Face của nữ thi sĩ Kiều Maily mà đau:

“Hôm nay đi thăm lại nơi yên nghỉ linh thiêng xa xưa của ông bà, (Ghur Girai Neh) ở thôn Khánh Nhơn, xã Nhơn Hải, huyện Ninh Hải – Ninh Thuận, được xem là Ghur Chăm Bàni cổ nhất ở Ninh Thuận. Mặc dù trong thời gian qua trên các trang web đã lên tiếng rất nhiều nhưng cũng rồi im lặng, bây giờ [đất Ghur] tiếp tục bị lấn chiếm, ở đâu lại mọc thêm một cái chòi ngay góc đất ghur. Lòng vừa đau đớn, vừa ngậm ngùi… Non nước xưa giờ ko còn nhưng đất vẫn còn đó những dấu tích, nơi an nghỉ ông bà tổ tiên tôi, tôi xin những quan chức, những trí thức… hãy lên tiếng để trả lại bình yên cho đất ghur tổ tiên của Chăm tôi…”

 

3. Hãy nhìn xem:

Ghur Girai Neh-3-12-2012

Ghur Girai Neh hướng biển – chụp ngày 3-12-2012

Ghur Girai Neh-10-7-2013

Ghur Girai Neh hướng biển ngày 10-7-2013

Ghur Girai Neh-03-03-2014

Ghur Girai Neh hướng biển ngày 3-3-2014. Cái chòi mọc lên từ đâu thế?

Và đây nữa… Ghur Girai Neh hướng Tây, ảnh chụp ngày 3-3-2014: Ở phía xa là tường thành Công ty, WC nhà dân cách tường thành kia khoảng 8-10m.

Ghur Girai Neh-03-03-2014.1

.

Ghur Girai Neh-03-03-2014.2

* Photo do Kiều Maily cung cấp.

4. Vậy đó, một bên đã xâm lấn, một bên nguy cơ xâm lấn nhãn tiền. Tôi đã 3 lần đi thực địa, viết 3 bài kêu cứu trên website của mình, tôi cũng đã có những cảnh báo trực tiếp, hôm nay xin cho người viết bài này miễn bình luận. Chỉ xin hỏi: Các vị tu sĩ, giới học thức Pabblap và cán bộ trong chính quyền tỉnh Ninh Thuận xuất thân dân Pabblap nghĩ gì về tình trạng này???

(*) Phụ lục bài viết của Nguyễn Vĩnh Nguyên

NgVinhNguyen01

 

NgVinhNguyen02

2 thoughts on “Vấn đề Đất Ghur Bini đã đi tới đâu?

  1. Tôi nhớ trước đó nhà thơ Inrasara viết rất chí lí là,
    Ở đây, trách nhiệm thuộc bà con ta, chứ không còn thuộc chính quyền địa phương nữa. Ta không đau cho tổ tiên ta, thì hỏi ai “cưỡi ngựa” tới xót cho ta?!
    Ông Tỷ, ô Phần, ông Chiểu… đâu rồi chớ, mà không xắn tay áo vào làm????

  2. Khu đất ghur dara anaih và ghu kaduk là nơi an nghỉ của tổ tiên 3 làng Chăm Bà Ni đó là An nhơn, Phước Nhơn, Lương Tri, khu đất này không thuộc quyền sở hữu của làng nào, dòng họ và cá nhân nào. Việc một số người có ý định đòi nhà nước bồi thường di dời liệu có thuận buồn xuôi gió không, Đây là di tích cổ cần phải bảo tồn và gìn giữ. Hay nhất chúng ta phải làm thủ tục để chính quyền sở tại cấp được sổ đỏ và quyên góp tiền để xây tường rào bảo vệ. Hàng năm dịp Ramưwan bà con người Chăm Bà Ni các làng đi tạo mộ chung có ý nghĩa và mang tính chất lịch sử nhân văn hơn.
    Rất mong bà con Chăm vì mảnh đất liêng thiên của tổ tiên ông bà chúng ta chung sức quyên góp tiền bạc để xây tường rào bảo vệ khu đất này.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *