Bất công xã hội, tự nó, là bạo động. Đặc quyền, đặc lợi là bạo động. Độc thoại trên diễn đàn thông tin đại chúng là bạo động. Ngôn ngữ mạ lỵ, thiếu tương kính là bạo động. Giáo dục nhồi nhét, thi cử nhiêu khê cũng là bạo động. Thậm chí, giao thông xô bồ, căng thẳng, mất dần những không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi, tâm tình cũng là môi trường nuôi dưỡng và kích thích bạo động. Không đợi đến “cướp, giết, hiếp”, muôn mặt tinh vi và hiểm ác của bạo lực hằng ngày hằng giờ đang chung tay làm suy nhược thần kinh, giảm thiểu năng lực tự phòng vệ của con người, vì chúng xâm hấn vào vùng tinh anh nhất và cũng dễ tổn thương nhất.
J. J. Rousseau: “Bất kỳ kẻ tai ác nào cũng từ sự yếu đuối mà ra. Đứa trẻ chỉ tai ác vì nó yếu đuối; hãy làm cho nó mạnh, nó sẽ tốt; người nào có thể thực hiện được mọi điều sẽ không bao giờ làm điều ác” (Emile hay Về giáo dục).
Bùi Văn Nam Sơn, báo Tuổi trẻ
* Inrasara bình:
– Theo R., thường thì kẻ hay áp chế, tấn công người khác là kẻ yếu đuối, chứ không phải kẻ mạnh. Áp chế bằng lời lẽ chửi bới người khác càng thể hiện sự yếu đuối hơn nữa. Kẻ mạnh thực sự luôn vượt qua ý hướng đàn áp, chèn ép, mà tạo cơ hội cho người khác mạnh mẽ hơn lên, để chính họ trở thành con người tự do thực sự.
Vì thiếu hẳn “nội công”, kẻ mạnh ảo thường luôn trang bị cho mình những công cụ để đàn áp, khắc chế, bóp méo chân lý vì mục đích tư lợi. Kẻ mạnh mà run này chính vì thế cũng dễ phân định để nhận diện là kẻ yếu đuối thật sự, nhưng cũng rất khó để loại bỏ và trừng trị. Bản thân nó cũng chính là tiền đồ và hậu đồ của mọi tội ác.
“Ngôn ngữ mạ lỵ, thiếu tương kính là bạo động”
Mấy năm qua có nhóm nhỏ Chăm chuyên môn chửi bới hết trí thức Chăm này đến trí thức Chăm nọ, họ xù lông tưởng là ghê lắm mà thực ra chỉ chứng tỏ mình rất YẾU ĐUỐI mà thôi.
” Thời gian của chúng ta hạn chế, do đó đừng phí hoài sống cuộc đời của người khác, hãy dũng cảm để làm theo trực giác và tiếng gọi của trái tim”
Steven Jobs