Họ đã nói 51: Người Yêu Chămpa sửa văn Hồ Trung Tú

Dù ông chủ trang web đã quyết định đóng phản hồi, nhưng tôi cho rằng đoạn văn vẫn còn dư hưởng. Hơn nữa đây là ý chưa ai nói, do đó tôi mới có đề nghị như sau đây, vì theo phản hồi, HTT cho là dư luận ở Quảng Nam vẫn nghĩ tốt về kết luận đó. Thiết nghĩ không cần phải bỏ, mà chỉ chỉnh sửa là đủ. HTT viết:

Vậy hà cớ gì chúng ta không nói một câu thật to rằng Mỹ Sơn chính là di sản của tổ tiên ta để lại, chứ không phải là của vương quốc Chămpa đã bị diệt vong. Đó là di sản văn hóa của người Việt chứ không phải của một nền văn minh bị biến mất như các tờ rơi du lịch giới thiệu. Nó bình đẳng với chùa Một Cột, Cổ Loa hay bất cứ thứ gì gây nên sự tự hào trong tâm hồn mỗi người dân Việt“.

Nhà thơ Inrasara cho là đó chỉ là cách diễn đạt lủng củng. Cũng đúng thôi vì HTT không phải là nhà văn, nên không có “tinh”. Tôi đề nghị sửa như sau (dù tôi cũng không phải là nhà văn):

 

Cho dù vương quốc Chămpa đã mất, và cho dù các vương triều đã qua đi, nhưng chúng ta vẫn có thể “nói một câu thật to rằng Mỹ Sơn chính là di sản của tổ tiên ta để lại”. Cùng với anh em Chăm ở khắp nơi trên thế giới, ”đó là di sản văn hóa của” chúng ta – “những người Chàm đang nói tiếng Việt bằng giọng Chàm” hiện cư trú tại Quảng Nam. “Nó bình đẳng với chùa Một Cột, Cổ Loa hay bất cứ thứ gì gây nên sự tự hào trong tâm hồn mỗi người dân Việt”

Mạn phép anh HTT và nhà thơ Inrasara biên tập như trên.

Kính chào.

Người Yêu Chămpa

(BBT: Xin miễn bình luận)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *