Trong phim bộ nhiều tập, ở tập 1, sự vụ họa sĩ Nguyễn Công Văn đã cắm râu vào cằm Po Acar, bạn Thành Đạt Đa Lin đã có lời giải đúng và khá hay. Mời bạn đến địa chỉ Inrasara, nhận phần thưởng, như hẹn.
Và đây là mục Đố vui có thưởng tập 2.
1. Bạn có khi nào thấy Ong Ka-ing múa trên tháp phục vụ Katê chưa? Tại sao?
2. Bạn còn tìm thấy chi tiết nào sai lạc nữa trong bức tranh này?
Phần thưởng vẫn như tập 1, nhé!
Sáng tác thì phải bay, bay càng cao thì càng tài. Nhưng bay thì phải lấy đà trên mặt đất. Đà chính là kiến thức đó. Anh muốn bay mà kiến thức lệch như vậy thì làm gì cất cánh lên? Bác họa sĩ lại là người ở Phan Rang sống và chơi với bà con Chăm mà vầy thì em chịu bác đó.
1. Ông Ka-ing là người chuyên múa, nhưng chỉ múa ở lễ Rija Nưgar, ông Ka-ing là linh hồn là nhân vật trung tâm của lễ Rija Nưgar. Nên ông Ka-ing không bao giờ múa trên tháp hay các nghi lễ khác.
2. -Trang phục của ông Ka-ing: xà rông của ông Ka-ing không có những đường viền dưới chân (khan bar -xa rong )
Để ý kỹ thì thấy đường viền dưới chân nghệ nhân đánh trống Baranưng cũng như vậy.
Về loại khan bar-xa rong (xà rồng có kẻ viền dưới chân) chỉ có Po Bac trở lên mới có và được mặc trang phục này.
– Ông Muduen không đứng khi vỗ trống Baranưng.
Sáng tạo nghệ thuật phải thật sự gắn liền với cuộc sống đặc biệt là nghệ thuật phản ánh về văn hóa dân tộc, nó phải đúng thì tác phẩm mới có giá trị.
Văn hóa sân khấu có khác.
Cảm ơn inrasara.com và Cei Sit đã giúp tôi cũng như nhiều người Chăm khác hiểu đúng thêm về phong tục của Chăm mình. Thật sự những điều này rất ít người trẻ bay giờ hiểu một cách tường tận. Chân thành cảm ơn.
Có đoàn làm phim cũng mời ông Ka-ing múa trên tháp đây:
https://www.youtube.com/watch?v=dR4y9MVzwzw
Jaya K. nói “văn hóa sân khấu có khác”, là sao nhỉ, tôi không hiểu, nói rõ hơn cho nhau biết nha.
Còn bức họa này được bác họa sĩ đặt tên là Lễ hội Katê đó. Ngày thường thì ai mời Ông Ka-ing giả hay thật lên tháp múa thì không sao (chớ xưa ông bà Chăm mình cấm đó, nay thì loạn rồi). Quay phim Ông Ka-ing múa cũng được luôn.
Còn đây là “Lễ hội Katê” mà!
Bác Inra nói bóng nói gió, khó mò quá. Tôi nói cái sai này không biết bác có cho quà không đây:
1 là trong bức hạo có người Raglai thổi đàn gì đó, là không đúng. Đàn này ở dân tộc phía Bắc thôi.
2 là xếp hàng kiểu vậy là sai, cứ tạm cho qua, nhưng các bác đếm có ai múa 6 người không?
3 là, nếu trình diễn thì xếp ông vỗ trống baranưng đứng không sao, chớ tôi thấy Lễ hội Katê mà đứng vậy ngó bộ không ổn, Ông Mưdwơn kiện đó cha.
4 đồng ý với Cei Sit là vụ váy áo tùm lum quá, chả ra thể thống gì cả!!!
5 là, ôi thôi nhiều chi tiết lắm. Làm lễ Katê cỡ này Yang chạy mất dép có ngày.
@Klủn
Người Raglai cũng có đàn đó Klủn ah.
Họ gọi là đàn bầu Sarakel nhưng không biết có được thổi ở tháp không thì Cei Sit Chịu.
Ở Hamu Tanran mấy năm trước tôi có thấy họ sử dụng.
À quên mất, bị bác Inra trừ điểm rồi còn gì! Định chia chác phần thưởng với Cei Sit đây, mà bị vậy đó. Karun Cei Sít nha. May quá tôi còn trên máy. À, người Raglai có kèn này, nhưng họ không thổi nó trên tháp đâu, họ chỉ múa và poh Char thôi. Họ không múa trà trộn với anh chị em Chăm nữa. Bác họa sĩ này lùa chúng một khối vầy là không ổn rồi.
Ôn Muaaduer đứng đánh paranang là sai!
BBT Inrasara.com mời bạn đọc Thành Đạt Đa Lin và Cei Sit đến địa chỉ Inrasara ẵm phần thưởng nhé.
Ranam!
Cei Sara cho cháu thời gian cụ thể đi Cei, không biết Cei rảnh lúc nào nên ghé ạ. Và cần có thủ tục gì không Cei ạ.!