Xem bài ở đây.
Đây là mục Đố vui có thưởng:
1. Bạn có bao giờ nhìn thấy Po Acar có râu chưa?
2. Tại sao? Trong khi qua sách vở, tin tức ta thấy đa phần giáo sĩ Hồi giáo đều để râu…
Bạn đọc nào trả lời sớm nhất (dĩ nhiên – đúng) sẽ được tặng 1 bản Văn học Chăm khái luận (sách tái bản) và 5 cuốn Thả diều ở xứ nắng.
* tác phẩm Tảo mộ của Nguyễn Công Văn, Ninh Thuận.
Tôi không hiểu sao, tôi chỉ biết phong tục người Chăm Bà Ni là không có thầy Chan để râu. Rất kị. Nhà thơ Inrasara giải thích luôn đi.
Vì chức sắc Awal tượng trưng cho hệ âm tức là người phụ nữ nên sẽ ko để râu, cũng như áo mặc cũng thế, Aw Laok ko có khuy cài như áo đàn ông mà chỉ có phần cổ để chui qua, lúc ngồi làm lễ Ppo Acar cũng ngồi xếp 1 bên như cách ngồi của phụ nữ.
Thú vị nhỉ? 😀
Câu trả lời của Đa Lin tương đối chuẩn.
– Tương truyền từ các cụ xưa kể lại rằng, thời kỳ đầu của Bà ni, chính người phụ nữ chứ không phải đàn ông đảm đương chức sắc Po Acar. Dần về sau (không rõ thời kỳ nào) chức sắc này chuyển hẳn cho đàn ông đảm đương cho đến ngày nay. Chính vì vậy mà còn lưu lại một số dấu tích như bạn Đa Lin đã nói.
– Riêng câu 1 theo tôi là sẽ không bao giờ bạn nhìn thấy Po Acar để râu cả.
Nhưng có một điểm thú vị khác là bức tranh Tảo mộ của Nguyễn Công Văn vẫn đúng. lý do:
1. Bạn có bao giờ nhìn thấy Po Acar có râu chưa? Chưa
2. Tại sao? Trong khi qua sách vở, tin tức ta thấy đa phần giáo sĩ Hồi giáo đều để râu…
Con nghĩ chắc họ nhìn giáo sĩ hồi giáo ở Trung Đông mà phán người Chăm ^^
(xin lỗi vì máy hết pin đột xuất, cho mình tiếp nhé)
Lý do:
+ Bên Awal, trong ngày tảo mộ, người hành lễ Kamrôi Ghur không hẳn chỉ do riêng Po Acar thực hiện, mà cả hai đối tượng được phép thực hiện là Po Acar và Hêh (tín đồ Bà ni ngoài chức sắc Po Acar) đã có ia karăk(*) (lihu ngăk ia karăk). Mà đã là Gaheh rồi thì người đó được phép để râu! Chính vì vậy mà tác phẩm Tảo mộ của Nguyễn Công Văn (ngẫu nhiên) vẫn đúng.
(*): Ia karăk là một cấp bậc đầu tiên trong chức sắc tôn giáo Bà ni. Để được công nhận cấp bậc Ia karăk, người (nam trưởng thành) này phải thông hết 20 bài (dwa luh phur) đầu tiên trong Kinh Qu’Ran, đồng thời phải trải qua một cuộc thi kiểm tra trước ‘bá quan văn võ’ gồm cả Po Gru, các Po Acar khác cùng gia đình và họ hàng chứng kiến, bằng một lễ đám gọi là đam Ia karăk (nôm na nó giống như một cuộc thi tốt nghiệp THPT của tôn giáo).
Chú ý là người đã đạt được cấp bậc Ia karăk thì được có danh dự ăn mặc như Po Acar (chuuk aw loak) khi hành lễ, và được phép đảm đương các công việc sau trong tín ngưỡng tôn giáo của mình:
+ Hành lễ tảo mộ – mưrôi Ghur;
+ Hành lễ cúng ông bà tổ tiên trong ngày lễ Ramưwan – Bbăng Muuk kei;
+ Thay mặt một vị chức sắc Po Acar trong lễ tang của Cha/Mẹ mình – Dok di gah ka Amư/Amek, mà bên Awal quan niệm là để báo hiếu (?) với bậc sinh thành trong lễ tang.
Bạn Đa Lin viết thì đúng rồi đó. Jalo_panrang cũng hay nữa. Có ai cãi lại anh Jalo không nhi? Chớ tôi thấy ngó bộ hơi gay. Có ai nhìn thấy ông già râu trắng dài vậy làm lễ ở Ghur không nhỉ? Gaheh thì có làm, không chỉ ở Ghur đâu mà còn trong ngày lễ Ramưwan nữa đó mà. Mà tôi thấy toàn người trẻ không hà. Miễn là trên 15 tuổi làm lễ Katat xong, và rồi đọc được mấy bài thuộc lòng. Họa sĩ này vẽ sai, cho dù theo ý Jalo – ngẫu nhiên cũng có lý.
Tôi bảo sai, vì nhìn qua Đố vui tập 2…
Trong cả 2 bức họa của ông Nguyễn Công Văn mà anh Sara đưa lên(không biết có đúng hay ko) có thể được xếp thuộc loại tranh tả thực. Về quy tắc của tranh tả thực phải dựa trên căn bản của cuộc sống, của tự nhiên. Song, trong cả hai bức của ông Văn đều mắc những sơ xuất mà chỉ với những người Chăm hoặc am tường văn hóa Chăm mới có thể nhìn nhận ra. Ở người Kinh những chi tiết đó khó mà nhìn thấy được.
Khi viết comment này, tôi lại nghĩ đến sự tự do sáng tác/tạo trong nghệ thuật. Và, bộ phim “Bụi Đời Chợ Lớn” không được chính quyền cho trình chiếu cũng bởi vì do có rất nhiều cảnh phim bị người đại diện cho chính quyền cho rằng không có thực trong cuộc sống.
Và tôi lại nhớ đến ông Kurt Westergaard bị thế giới Hồi Giáo lên án. Họ tổ chức nhiều cuộc biểu tình rầm rộ để bày tỏ sự căm phẫn vì ông đã nhạo báng Đấng Tiên tri Mohamad của họ. Không những vậy, 1 thủ lãnh Taliban còn treo giải 100kg vàng cho cái đầu của Kurt. Song, chính quyền và người dân Bắc Âu đã ủng hộ ông Kurt, vì họ cho rằng, nó thuộc về quyền Tự Do sáng tạo, tự do ngôn luận. Một trong những quyền căn bản của con người và phải tuyệt đối được tôn trọng ở những nước văn minh, tiến bộ.
Như đã nói ở trên, nguyên tắc của tranh tả thực là dựa trên căn bản của cuộc sống, thiên nhiên để mà vẽ. Vậy nên, trong 2 bức họa của ông Văn đã ko làm tròn trách nhiệm của việc tả thực. Nhưng ngược lại, ông ta lại được quyền tự do sáng tạo nghệ thuật, điển hình là những sơ xuất trong 2 bức họa kia. Tôi đang rất phân vân giữa việc tự do sáng tạo và thực hiện đúng quy tắc trong việc vẽ tranh tả thực.
Do vậy, trong comment của mình, tôi mong những độc giả hãy có cái nhìn “nhẹ nhàng” hơn đối với ông Nguyễn Công Văn vì những thiếu sót của ông. vì như đã nói, chỉ có người Chăm, người am tường văn hóa Chăm mới có thể để ý đến những chi tiết lỗi trong 2 bức họa đó. Thứ nữa, cũng nên có sự cảm thông trong vấn đề tự do sáng tạo nghệ thuật mà có đôi chút quá đà thì cũng đừng nên nặng lời với ông làm gì.
Song song cùng với đó, tôi mong được giải đáp những khúc mắc mà tôi đã nêu trên thông qua comment này từ những bậc am tường về hội họa
Bạn Thiên Sầu thân mến!
Bạn hiểu như vậy là rất hay đó. Cho nên tôi mới đặt tiêu đề là “Đố vui có thưởng”. Để cho sự việc nhẹ bớt đi. Phần để nhắn tới họa sĩ cần kĩ lưỡng hơn, phần để giúp bạn đọc ôn tập các chi tiết trong sinh hoạt phong tục tập quán dân tộc mình.
Riêng về văn chương, Hoàng tử bé của S. Exupéry đầy các chi tiết phi thực, có nhiều cái cực vô lí, nhưng không ai bắt bẻ nhà văn này cả. Trong khi đó, để viết Chiến tranh và Hòa bình, L. Tolstoi đã đọc cả kho tài liệu, để làm sao các chi tiết chính xác nhất có thể.