(cảm tác viết dưới hầm 3)
Đi mà sống đời của mi
mặc xác tui
có thể tui có lén đọc Tôi là ai, Lũ người quỷ ám
như tui từng đọc Glang Anak, Pauh Catwai
hay Nước non ngàn dặm, Dấu chân người lính và gì khác nữa
có thể tui dại mồm hát bài hát sến nào đó nhưng
tui không là cái thá gì cả đâu
Mi hãy đi sống cái đời của mi kệ tui
có bao giờ mi thấy tui
đóng công lao động xã hội chủ nghĩa thiếu không
đi họp đội sản xuất trễ không
mi có khi nào thấy
tui giật người yêu của đứa nào không
có thể tui đã ngu ngốc tiểu vào một bảng hiệu nào đó nhưng
tui chưa hề trèo rào bắt gà nhà ai
chưa hề chửi nhau với hàng xóm (cái thằng mất dạy đó)
không cất giấu mấy cân phân urê dưới ruộng
không tính thêm công điểm không
không không
Thây kệ tui
cả mấy ông nữa
đi mà sống cái đời đốn mạt của mấy ông đi
mầy có nhìn thấy cục gạch kia không
thằng chó
Sao chị hai cứ lo cho em.
Có những người một đời khiêm tốn – khốn cùng
Cũng có người kiêu ngạo – khốn kiếp
Bài thơ hay một cách cay đắng!
Bài thơ bộc bạch nỗi sợ hãi của một thời. Sự cô đơn một thời của con người chịu đựng bức bách của cuộc sống thiếu tự do. Con người luôn luôn bị dòm ngó, bị dõi theo.
Nhà thơ Inrasara độc đáo ở mọi thể loại và mọi vấn đề của cuộc sống, là vậy.
Chị Hạnh giải thích như thế là đúng nhưng chưa rõ lắm. Cần nói thêm là lúc mới giải phóng, nhiều người sợ quá cho nên đã làm việc rất nghiêm túc. Ví dụ “đóng công lao động XHCN”, vân vân. Họ không thích nhưng họ vẫn phải làm rất nghiêm túc. Làm nghiêm túc mà vẫn cứ sợ. Anh ta sợ vì anh ta có cảm giác (có khi rất là thật) bị ai đó theo dõi. Anh ta rất khinh bỉ “ai đó”, nhưng chỉ có dám chưởi trong thơ thôi. Không thì anh ta bị báo cáo, có mà ở tù rục xương…
Bài thơ này diễn tả tình cảnh và con người lúc đó… bài thơ ngắn mà nói được rất là nhiều…
Gọi chi thằng chó để lòng còn ấm ức
Kêu toạc mịa đi cái ‘con tự do’ cho oách
Răng mà hóa giải ‘lũ người quỷ ám’
Răng mà tìm được ý nghĩa ‘tôi là ai’
Richard David Precht pó tay
Nguyễn Thị Hạnh nói chưa đủ thì đúng, nhưng ông Đàng Trinh mới là không hiểu thơ. Thơ mà ông đòi hỏi nói cho rõ ràng là sai. Tôi thích thơ ông Inrasara làm theo kiểu cổ hơn, riêng bài kiểu mới thì tôi khoái bài này. Nó thâm sâu và độc đáo. Rất là hoàn cảnh.
Không phải ông ĐT nói không có chỗ đúng, là về chuyện tự do. Nhưng ông Inrasara đã đề cập về tự do ở mấy bài trước rồi (đây là tập thơ mà!). Mà ông ta nói về cái khác để ám chỉ tự do, chớ không phải kêu lên chữ tự do như tướng tá Miến Điện.
Thơ là phải ám chỉ, ẩn dụ ông ạ.
Tôi không ưa ông Inrasara, nhưng vì để phản bác ông ĐT té ra tôi lại đi bênh ông Inrasara!!!!!!!
Ông Trần Sáng bữa ni còm hơi bị hay đó nhé! Vỗ tay…
@Trần Sáng
Tôi cố gắng không nói vì ngại lọt ra lề mà làm nhiễu trang thơ của nhà thơ Inrasara, nhưng không thấy bạn đính chính thành ra đôi lời để bạn thông. Xin bạn mở to cái ‘trên lông dưới lông/tối lồng thành một’ của bạn ra xem lại:
– Tôi nào đâu có bảo ai ‘nói cho rõ ràng’ ra cái gì mô, bạn có ngủ gật không đấy!
– Tôi nào đâu có nói đến ‘chuyện tự do’ nào ở đây khi nào nhỉ? Cái ‘con tự do’ mà bạn không hiểu còn suy diễn lung tung thì bạn lạc hậu tình hình hết biết! Tui ở rẫy còn biết huống hồ bạn ở phố! Làm ơn search dùm tui cái bạn hé.
– Khác nửa, thơ mà bạn đòi hiểu thì hơi chủ quan đấy. Thường thì người ta chỉ cảm nhận/cảm thức thơ mà thôi, vì cảm thức của bạn, của tôi và của chính tác giả khác nhau thì có sao đâu (tất nhiên là không lệch ‘đại ý’ quá). Chứ bạn cứ khăng khăng bảo tôi không hiểu thơ thì không khéo Chăm mình đổi họ thành họ Po hết (bạn hiểu chửa?).
Thôi, đôi lúc tôi cũng thấy chỗ tôi ngồi nó cũng sâu hơn đáy giếng í, bạn đã làm cho người ta dzỗ tay rầng rầng tưởng gì, may mà ở đây chứ dzỗ tay ở cuộc họp, ở hội nghị hay ở quốc hội thì chết. Nhưng không sao, cũng giống như tôi ở rẫy bị hố vụ Ếch đầu mùa năm rồi ấy mà… í quên, iếng òn chứ. Hy vọng là iếng òn đầu mùa mưa năm nay không bị hố nửa. Nếu rảnh mời bạn ghé Quán thẻ nhậu iếng òn đầu mùa bạn nhé.
Đừng nghĩ là cãi cọ bạn nhé, tôi chỉ đom chơk tí thôi – ngại lắm.
Trân, mến, chúc Chủ nhật vui vẻ.