Họ đã nói 50

“Một câu chuyện chân thực về chiến tranh chẳng bao giờ dạy đời. Nó không hướng dẫn, không xiển dương đức hạnh, không đưa ra những mẫu mực hay hành vi đúng đắn của con người, không kiềm chế con người đừng làm những việc con người vẫn luôn làm. Nếu một câu chuyện trông có mùi dạy đời, đừng tin nó. Nếu đến cuối một câu chuyện về chiến tranh mà bạn cảm thấy tinh thần mình thăng hoa, hay nếu bạn cảm thấy có một chút gì công chính được cứu vãn khỏi sự tàn hại lớn, ấy là bạn đã bị biến thành nạn nhân của một sự dối trá khủng khiếp và cũ rích. Chẳng cái gì là công chính hết. Làm gì có đức hạnh. Vì vậy, quy tắc đầu tiên là bạn chỉ có thể kể một câu chuyện chân thực về chiến tranh bằng cách trung thành tuyệt đối với cái ác và với sự tục tằn. (…)

Bạn có thể kể một chuyện chân thực về chiến tranh nếu nó làm bạn lúng túng. Nếu bạn không cần sự tục tằn, bạn không cần sự thực; nếu bạn không cần sự thực, hãy dè chừng xem bạn đang bỏ phiếu cho ai. Cứ cho đám thanh niên đi đánh nhau, khi trở về tụi nó toàn ăn nói tục tằn”. (Tim O’Brien, Những thứ họ mang)

Nếu đọc kỹ đoạn này (ngay sau cái câu đang gây tranh cãi ở trên) đọc và suy nghĩ kỹ, ta sẽ hiểu tại sao chúng ta cần phải dịch như thế. Vì tác phẩm cần như thế.

Có những chữ ấy, những chữ tục tằn ấy, thì truyện Những thứ họ mang mới thực sự là “Những thứ họ mang”. Nếu tôi, người dịch, tự mình lược đi các chữ đó, hoặc che chúng đi, tôi sẽ cảm thấy mình đang làm một việc đạo đức giả, đang phản lại tác giả và đang bóp méo tác phẩm. Lương tâm nghề nghiệp không cho tôi làm thế. Đó không phải “văn viết”, đó là ngôn ngữ của thực tại, cái thực tại chiến tranh khủng khiếp đó.

… Điều đáng sợ nhất là thói học phiệt đang có vẻ ngày càng lấn át mọi diễn đàn. Học phiệt là khăng khăng tự cho mình đúng, không còn dành cửa nào cho sự đối thoại đích thực.

Trần Tiễn Cao Đăng trả lời về chữ “tục” trong văn chương.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *