2. Về phụ âm cuối:
Trong tiếng Chăm, có ba chữ cái là L, N, và R được dùng làm phụ âm cuối. Ba phụ âm cuối này đã khiến cho nhiều người học tiếng Chăm bối rối nhất vì trong tiếng nói Chăm ngày nay chúng được phát âm như nhau. Hiện nay, không ai còn phải uốn lưỡi “r” hay “l” nữa mà chỉ đơn thuần đọc là “n”. Nhưng không vì thế mà chúng đều bị cho vào ngoặc, từ đó ta viết tùy tiện sao cũng được. Tùy tiện, sẽ xảy ra sự nhầm lẫn về ngữ nghĩa không biết đâu mà lường.
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi cũng áp dụng phương pháp truy nguyên gốc từ vay mượn.
patơr (S. pitar) xác
patơl ( batal) gối
bal (S. bala) thủ đô
bơr (S. vara) màu
kanơl (M. kenal) nhớ
Tuy nhiên, mặc dù có sự truy nguyên để minh định chính tả, nhưng với lối viết quen thuộc có tính phổ quát, chúng ta cũng phải chấp nhận hai hay ba hình thức viết khác nhau :
Phwơl – Phwơr (S. phala): năng suất, đức
Apakal – Apakar (S. apakara): sự việc, vụ việc…
3. Về âm chính:
Có ba trường hợp cần xác minh:
Twei – Tuy : theo
Bbwơn – Bbon : dễ
Jwai – Joy : đừng
Trong các văn bản Chăm cổ và cả hiện nay, lối viết thứ nhất được triệt để sử dụng; lối viết thứ hai chỉ dùng ghi âm theo lối đọc của đại đa số người Chăm ở hai tỉnh Ninh – Bình Thuận.