– Chay Mala ơi cho xin phép hỏi với…
Chay Mala: Thì hỏi đi…
– Trong Từ điển Chăm – Việt, ông Inrasara viết chữ Chăm kiểu Moussay, nhưng ở Từ điển Việt – Chăm dùng trong nhà trường thì ông ta viết theo lối Ban Biên soạn, là sao?
Chay Mala: Dễ, ông ta kẻ hai phải…
– Còn tại sao chữ viết hằng ngày của ông lại viết theo kiểu Từ điển Aymonier, lạ hén?
Chay Mala: Chả lạ chi chi cả, ông ta ba phải là đúng rồi…
– Lại nghe nói ông ta viết chữ Chăm Latinh theo lối Từ điển Đại học, còn trước kia thì viết theo dạng Viễn Đông Bác cổ, không phải lập dị à?
Chay Mala: Ôi, nếu vậy đành cho ông ta là người bốn phải…
– Sắp tới trong cuốn 5.000 Từ vựng Việt – Chăm thông dụng, ông ta còn định ghi tiếng Chăm theo kiểu Việt hóa nữa?
Chay Mala: Thế đích thị ông ta là kẻ năm phải không sai…
– Thế nhưng theo chỗ em biết, em chưa thấy trí thức Chăm nào nói tiếng Chăm chuẩn và thuần như ông ta?
Chay Mala: Vậy thì nên kêu ông ta là con người MỘT phải thôi.
_______
Chú thích:
Theo chỗ Chay Mala biết, điều Inrasara quan tâm nhất không phải là chữ viết mà chính là tiếng nói, tiếng nói hàng ngày của người Chăm.
BBT nói thêm: người phỏng vấn “chưa thấy trí thức Chăm nào nói tiếng Chăm chuẩn và thuần như ông ta”, chứ không phải là “không có”.
Nhà thơ Inrasara nói tiếng Chăm thì khỏi ý kiến rồi, nhưng tại sao không viết một kiểu cho thống nhất đi? Viết một kiểu đê mọi người noi theo không hay hơn sao? Tôi hỏi Inrasara chứ không hỏi Chay Mala đâu nhé, Vì tôi biết cãi Chay không nổi đâu.
Phục Chay Mala quá, bài viết rất thú vị…
Pingback: Tin thứ Ba, 22-05-2012 « BA SÀM