Trong ngữ lưu hàng ngày, đã có sự sai biệt đáng kể giữa tiếng nói và chữ viết. Sự sai biệt này thể hiện ở những vùng khác nhau, ở những thế hệ khác nhau và cả ở giới tính khác nhau. Do đó việc xác lập chính tả là một điều tối cần thiết. Và vì lúc này chưa xác định được vùng phát âm chuẩn, nên chúng ta tạm dựa vào các văn bản chép tay Chăm cận đại để làm tiêu chí minh định. Để làm được việc này, chúng ta cần nêu sơ lược các điểm trọng yếu của sự sai biệt.
1. Về tiền trọng âm (tức lang likuk)
Với sự chuyển hướng ngày càng mạnh từ ngôn ngữ Nam đảo sang Nam Á trong tiếng Chăm, âm tiết tiền trọng âm bị rụng đi, bị nuốt chửng mất trong tiếng nói hàng ngày. Có thể nói, hiện tượng này đã xảy ra với hầu hết từ song tiết của tiếng Chăm. Người ta không biết viết thế nào cho đúng nếu chưa có văn bản đọc.
Ataung hay Taung đánh
Hakauh hay kauh cạn, chặt
Tại sao là PALEI (làng) mà không là MƯLEI như có vùng thường phát âm như thế? Tại sao PPARAUNG (phá) viết “P lớn” mà không là PARAUNG viết “P nhỏ”?
Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi tạm nêu lên mấy phương pháp sau:
a. Truy nguyên vốn từ nguyên và từ vay mượn:
nagara (S.) – nưgar xứ, miền
alaya (S.) – alaya khám (để tượng)
kapasa (M.) – kapah bông vải
asap (M.) – athak khói
orang (M.) – urang người
langit (M.) – lingik trời
b. Truy nguyên từ căn trong cấu trúc từ tiếng Chăm (từ ghép giả)
talah : vỡ, tét = ta + lah
ppamaung: thí nghiệm = ppa + maung
tanwak: nút = ta+ n + wak, chứ không phải tanhrwak
Đó là hai phương pháp để tìm tiền trọng âm tiếng. Chăm khá chính xác. Dĩ nhiên phương pháp này không thể giải quyết được tất cả, nên phần còn lại chúng ta chỉ còn cách lật từ điển.
Chú ý: Trong âm tiết tiền trọng âm Chăm còn có những biến thể sau:
– Phụ âm đầu:
B thành P batuw – patuw, đá (M. batu)
batuk – patuk sao (M. batu)
basei – pathei sắt (M. basi)
D thành T dapwơl – tapwơl bầy (M. dapol)
dakik – takik ít (M.dikit)
dapa – tapa sải (M.depa)
Ngoài ra trong lối viết akhar thrah cận đại, người ta thường viết cả hai dạng: Cvà T
canang – tanang máng xối
cabak – tabak đấm
catơng – tatơng thẳng, căng
– Âm chính:
a chuyển thành ư:
maha – mưha : đại (S. maha)
mata – mưta : mắt
madhir – mưdhir : đền đài (S. mandira)
i, u thành a:
kumei – kamei : con gái
kubaw – kabaw : trâu
tulang – talang : xương
tikuh – takuh : chuột
kuhria – kahria : tính
Đó là hai trường hợp chuyển âm phổ biến trong mấy thập niên gần đây. Ngoài hai trường hợp trên, trong âm tiết tiền trọng âm tiếng Chăm, hai âm chính u / a có thể đấp đổi cho nhau (viết thế nào cũng đúng) trong 4 phụ âm:
Lagah – ligah : mỏi
Bamaw – bimaw : nấm
Ramaung – rimaung : cọp
Ganaung – ginaung : hờn
Ở đây chúng tôi chỉ nêu ra những trường hợp phổ quát, còn các trường hợp khác ít xảy ra hơn, chúng tôi xếp chúng vào ngoại lệ.
kaka thấy nguyên âm của Chăm mình có khi chuyển thành “i” hoặc “a”, tiến tố và hậu tố lại khác nhau ở một vài từ, có nhiều từ phải dùng phụ âm đằng trước nữa, gần đây có một số bạn trẻ còn viết nguyên âm “a” thành “e” nữa, khó để phân biệt thiệt. Mong thống nhất ngữ ngôn để xài cho dễ dàng hơn…nếu có “au”, “ao”, “aw” thì mình chuyển sao vậy ta.