(chuyên đề Hôn nhân ngoại tộc)
– Chào bác ạ. Bác cho phép em hỏi thăm tình hình… à… dạ, tình hình sức khỏe bác ạ…
– À, thằng em hôm nay ra mòi trịnh trọng nhỉ, có chuyện chi nghiêm trọng vậy cà! Hỏi gì cứ hỏi đại đi, lại còn xin phép với chả tắc. Tao bắt viết đơn bây giờ…
– Dạ thưa, là tình hình bác và bác gái…
– Bác gái khỏe, tao ăn ngon ngủ khỏe. Mà mầy hỏi có chi không?
– Dạ thưa, chỉ là chuyện của bác…
– Mầy cù cưa mệt óc tao quá, có gì hỏi tới đi.
– Dạ, sao hồi xưa ấy, bác và bác gái ưng nhau?
– Thì tụi tao thích nhau, yêu nhau rồi lấy nhau…
– Dạ thưa, em muốn hỏi sao bác không ưng người mình mà đi lấy…
– Chuyện riêng chớ hỏi vào mắc tội xâm hại đời tư, chú em à.
– Dạ, em biết là chuyện riêng tư, nhưng mà là… vấn đề chung ạ. Dạ, em đại diện cho nhân dân tiến bộ Chàm (xin lỗi mượn cái chữ của ông nhà văn Chàm Inrasara) đến phỏng vấn nhiều nhân vật, trong đó có bác ạ.
– Tao mà là nhân vật gì?
– Dạ, à… thành phần… à bác nằm trong… đối tượng phỏng vấn ạ.
– À, ông anh mầy hiểu. Nhưng đời nó mênh mông lắm, chú mầy ơi. Chớ trước bảy lăm, Chăm sống ở Sài Gòn đếm chưa hết đầu ngón tay, tìm nổ con mắt cũng chẳng có lấy cô gái Chăm. 5 năm sống với người Việt, quanh mình là mấy cô gái Việt, môi trường đó tao có phải cây cối đâu mà không xúc động!
– Thì bác có thể về quê mà chọn ý trung nhân. Học giỏi, đẹp trai, con nhà cỡ như bác ngày ấy lo gì ế.
– Cậu em chớ khen nịnh, đau lòng lắm!
– Chớ bác không hạnh phúc à?
– Sao lại không!
– Thật chứ?
– Có hôn nhân nào mà thiếu món trục trặc, cãi vã, băng pông ăn rơm… Hỏi thế mà cũng đại diện… cái nhân dân tiến bộ quỷ ma gì đó đi phỏng vấn!
– Ý em là, về chuyện trục trặc… à, gì nhỉ, à… mặc cảm dân tộc ấy…
– Cho tao miễn trả lời câu hỏi này…
– Dạ, em tội lớn… bác đại xá cho…
– …
– Dạ, em cũng cảm thông cho bác lắm, ngày xưa bác côi cút, là rõ rồi. Bà con Chàm ta cũng cảm thông nữa. Chớ chục năm nay, cả đống cô gái Chàm vào học Sài Gòn mà mấy trự Chàm vẫn lấy gái Kinh rào rào mới đáng nói chứ lị…
– …
– Em tò mò xíu, nghe đồn sau 40 năm làm dân Sài Gòn bác sắp về quê dưỡng… lão gì đó, không biết có đúng không?
– Tính thế thôi… còn xem lại thế nào cho tiện. Mà hỏi thế có chi không?
– Có phải như ông bà ta nói: hết xài được rồi, cho nó dzìa nhà nó… hay đại loại như vậy không?
– Bậy nào mậy, không phải thế đâu. Chị mầy cũng đáo để lắm…
– Dạ, em biết, em biết. Bác cho em hỏi câu cuối cùng: Thế cháu nó thế nào ạ? Nó có nhận mình là Chàm không? Có hãnh diện về ông bố Chàm của nó không?
– Mệt con kẹ… tao quá… mầy đi mà hỏi nó…
– Dạ, cảm ơn bác đã tham gia cuộc phỏng vấn này…
Đây là đề tài nghiêm trọng, mọi người đều có vẻ nghiêm trọng hóa, Chay Mala làm khác đi. Chay Mala quả là vui tính. Đùa dai.
Để giúp vui với anh, tôi xin thêm ở đoạn chót như sau:
– Tao có tham gia ph vấn quái quỷ gì đâu, mầy hỏi bắt tao trả lời đấy chớ…
Có hôn nhân nào mà thiếu món trục trặc, cãi vã, băng pông ăn rơm… Hỏi thế mà cũng đại diện… cái nhân dân tiến bộ quỷ ma gì đó đi phỏng vấn!
Em tò mò xíu, nghe đồn sau 40 năm làm dân Sài Gòn bác sắp về quê dưỡng… lão gì đó, không biết có đúng không?
Có phải như ông bà ta nói: hết xài được rồi, cho nó dzìa nhà nó… hay đại loại như vậy không?
Viết được 3 câu trên phải công nhận anh Mala rất hiểu… văn hóa Chăm.
Đọc nghe rất xốc rất vui mà cũng rất hay.
Cảm ơn anh.