(chuyên đề Hôn nhân ngoại tộc)
Inrasara.com vừa nhận được loạt bài “phỏng vấn” với nhiều đối tượng khác nhau của Chay Mala về “hôn nhân dị chủng”. Đây là đề tài nhạy cảm, đôi chỗ có vẻ va chạm vài đối tượng, nhưng nhìn chung, tinh thần các cuộc phỏng vấn này là khá nghiêm túc và lành mạnh. Mọi điều về vấn đề xã hội thì không nên lẩn tránh. Nó cần thiết ở thời điểm hiện tại. BBT quyết định đăng để bạn đọc cùng tham khảo và bàn luận.
Inrasara
Bài 1. Lời đề từ
Lâu nay, nói về hôn nhân Chăm – Việt, chúng ta cứ viết như thể độc diễn mà không đoái hoài gì đến đối tượng liên can. Ta bàn chuyện về họ mà không biết họ nghĩ gì, làm gì trong hoàn cảnh đặc thù của họ. Để giữ được sự công bằng tối thiểu, tôi phải tìm đến các đối tượng làm các cuộc phỏng vấn trực tiếp – nhiều đối tượng liên quan khác nhau. Bao gồm cả người Chăm lẫn người Việt, vân vân…
Để khởi đầu vào các cuộc phỏng vấn có một không hai này, tôi xin hầu độc giả vài trích đoạn tiêu biểu đã đăng hay in trước đó.
*
NHỮNG SUY TƯỞNG RỜI của Trà Chân
Mặc cảm Ywơn/ Cam bao giờ vẫn có. Cũng hành vi, thái độ đó, lời nói đó… nếu là Chăm với nhau thì không ai đoái tới cả. Nhưng nếu Kinh thì vấn đề dân tộc được đặt ra và làm rùm beng lên. Cả mình cũng thế, mặc dù trên phương diện cá nhân mình không bao giờ để bị mặc cảm này chi phối – nó quá nhỏ bé với mình. Tình tự dân tộc, ai có thể vượt qua?
Người ta có thể từ chối nó, cho nó là không có, giả vờ tự lường gạt, nhưng đó là cái có thật, dù phi nhân bản.
Trong hôn nhân dị chủng, phần thiệt luôn thuộc phía kẻ yếu. Kẻ yếu bị mặc cảm dày vò: khi đối tượng to tiếng, khi đứa con bất trị, khi cha mẹ vợ (hay chồng) có thái độ hất hủi thường tình và muôn ngàn hệ hụy khác. Chăm nào hoàn cảnh đó đã vượt qua?
(Trích Inrasara, Chân dung Cát, NXB Hội Nhà văn, 2006)
*
Để gìn giữ ilimo, chúng ta gồng gánh biết bao trách nhiệm lớn lao, tuy nhiên, nhiều nét đẹp ilimo thiết thực vẫn đang bị lãng quên. Chúng ta đã làm nhiều việc thiết thực nhưng ít quan tâm đến khả năng bị đồng hoá qua hôn nhân do vấp phải chuyện đời tư. Theo tôi, con đường bị đồng hóa qua hôn nhân mới đáng lo ngại nhất, không những gây ra sự sao lãng về tinh thần của thế hệ hiện tại mà còn làm lai căng, pha loãng dòng máu dẫn đến tình trạng hậu duệ các thế hệ người lai chối bỏ nguồn gốc là Chăm, vứt bỏ cộng đồng Chăm để hoà vào cộng đồng khác “giàu có” hơn.
(Trích Kiều Dung, “Hôn nhân dị chủng, làm sa để không bị đồng hóa?, Inrasara.com, 29-3-2011)
*
Sợ hãi nào khiến cô sinh viên lỡ mang bầu tâm sự với anh bạn học cùng lớp dân tộc Tày đã xin phép nhà trường nghỉ nguyên năm vào miền Tây sinh đẻ rồi gởi con cho một gia đình không quen để suốt bảy năm không một lần trở lại thăm dù anh chồng Chăm sau này rủi ro biết cũng không đến nỗi? Sợ hãi nào xui bà mẹ trẻ này cắt đứt tình mẫu tử với đứa con rứt ruột sinh, để hình ảnh bé xíu đó ám ảnh, đi vào giấc mơ giày vò, cấu xé? Nó có bạn đồng môn với sợ hãi của Văn Khâm khi biết mình bị xóa sổ khỏi cộng đồng xếp xó anh đồ bỏ, hơn cả bỏ đi, con số âm không đáng nhớ?
(Trích Inrasara, Chân dung Cát, NXB Hội Nhà văn, 2006)
Kaka không biết Chay Mala là người như thế nào? Theo như đề tài Mala đưa ra rất hot, theo Kaka nghĩ đây là đề tài đang diễn ra nhiều trong cuộc sống hiện nay đối với Chăm, hôn nhân dị chủng ư? Người Kinh kết hôn với người Chăm ư? Chăm Bani kết hôn với Chăm Balamôn ư? Không gì cả, theo quan niệm hiện nay kaka cũng nhiều lần giao lưu và gặp gỡ nhiều giới trẻ Chăm, không biết họ nghĩ gì ưng người Kinh để giàu có, để văn minh hơn, hiểu biết nhiều điều hơn, theo dư luận sắp tới hôn nhân dị chủng sẽ liên tiếp phát triển và tăng đột biến. Xã hội Chăm nên có một buổi hội thảo tại các làng Chăm để thông báo tình hình trên…
Mot quoc gia giau co hon, hung manh hon, dan cu dong duc hon va nhieu thu khac nua. Nhung quoc gia do lieu co van minh hon?!
“Nhưng nếu Kinh thì vấn đề dân tộc được đặt ra và làm rùm beng lên.”
“Trong hôn nhân dị chủng, phần thiệt luôn thuộc phía kẻ yếu. Kẻ yếu bị mặc cảm dày vò”
– Trước những người Chăm như Sara, không ít người Kinh luôn thấy mình là kẻ yếu.
Vì thế em nghĩ rằng trong mọi hôn nhân phần thiệt luôn thuộc về kẻ yếu chứ ko riêng gì hôn nhân dị chủng, vả lại từ “dị chủng” nghe có vẻ nặng nề quá chăng?
Bạn ML nói đúng.
– Yếu hay mạnh đâu riêng gì hôn nhân, hay hôn nhân dị chủng.
– Chữ “hôn nhân dị chủng” là tôi dùng lại chữ của Kiều Dung, trong bài bạn trẻ Chăm mà tôi có trích. Sẵn tay dùng luôn. Trong các kì tới tôi có ý định giải hóa nó.
– Trích của anh Sara là trích “Suy tưởng rời” của nhân vật Trà Chân chứ không phải của nhà văn Inrasara – tác giả.
+ Riêng phần anh Sara, ML nói đúng: tôi chưa thấy nhà văn này mặc cảm ở đâu, hay như bạn nói: có khi nhiều người Kinh còn mặc cảm với anh ta nữa.